“Trời thu rực rỡ. Hoa nở trong vườn. Nắng còn vấn vương. Đậu trên cành cúc”. Mỗi độ thu về, chúng ta lại thấy lòng bồi hồi với đủ âm thanh, màu sắc và cung bậc cảm xúc khác nhau. Đó là màu nắng ngọt dịu như mật ong không còn quá gay gắt. Là hương cốm mới bùi bùi ăn kèm với miếng chuối tiêu hòa quyện. Và không thể thiếu những bông cúc họa mi xuống phố nhẹ nhàng, thanh khiết. Hàng nghìn năm đã qua đi nhưng hoa cúc vẫn chiếm vị trí rất quan trọng với văn hóa tâm linh người Việt. Muốn biết cụ thể hơn ý nghĩa của hoa cúc, mọi người tìm hiểu cụ thể thông tin dưới đây nhé.
- Cây thủy sinh là gì? Cách trồng và chăm sóc các loại cây thủy sinh
- Đau xương khớp khi giao mùa, làm thế nào để giảm bớt triệu chứng?
- Mất ngủ ở tuổi mãn kinh, tiền mãn kinh, chị em U40 cần biết điều này để có giấc ngủ ngon hơn và sâu hơn
- 7 loại thực phẩm chứa nhiều kali hơn chuối
- Polyp dạ dày có nguy cơ ung thư không?
Hoa cúc là hoa gì?
Hoa cúc có tên khoa học “Chrysanthemum”, thuộc họ Cúc (Asteraceae), được trồng phổ biến khắp nơi trên thế giới. Theo thống kê thì hiện nay có khoảng hơn 1.500 giống hoa cúc khác nhau với đủ hình dáng và màu sắc.
Bạn đang xem: Ý nghĩa của hoa cúc trong phong thủy, văn hóa, màu sắc
Xét về nguồn gốc, hoa cúc xuất phát từ Nhật Bản và Trung Quốc cách đây từ 3.000- 5.000 năm trước. Nếu yêu thích thơ ca, hội họa, phim ảnh của hai nước trên, bạn sẽ thấy sự xuất hiện thường xuyên của loài hoa này. Cũng bởi vậy, hoa cúc đóng vai trò rất quan trọng ở cả mặt văn hóa lẫn tín ngưỡng, tâm linh. Đặc biệt, trong bộ Tứ Quý “Tùng, Cúc, Trúc, Mai”, hoa cúc chỉ đứng sau cây tùng to lớn và đồ sộ. Điều này đủ thấy sự ưa chuộng và coi trọng của người Việt với loài hoa gần gũi mà độc đáo nào.
Hiện nay, hoa cúc được phát triển thành nhiều loại với đủ màu sắc khác nhau như cúc vàng, cúc trắng, cúc tím,… Trong đó, loài cúc được yêu thích và ưa trồng tại Việt Nam có: cúc thạch thảo, cúc mâm xôi, cúc vạn thọ, cúc đồng tiền, cúc thược dược,…
Ý nghĩa của hoa cúc trong văn hóa người Việt
Mỗi loài hoa đều gắn với những câu chuyện, sự tích hay truyền thuyết riêng. Ở Việt Nam, hoa cúc tượng trưng cho lòng hiếu thảo của một người con đối với người mẹ đang lâm trọng bệnh. Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng người con vẫn tìm đủ mọi cách để chạy chữa cho mẹ sớm ngày khỏe mạnh.
Cảm động trước tấm lòng ấy, Bụt thương tình hóa thành bà cụ, chỉ cho cậu bé vào rừng tìm hái bông hoa thần kỳ. Đặc biệt, số cánh hoa trên bông hoa đó cũng là số năm mà người mẹ được sống trên đời. Sau khi vượt qua rất nhiều gian khổ, cậu đã tìm được bông hoa như lời bà cụ nói, nhưng trớ trêu là bông hoa này chỉ có 5 cánh.
Đau lòng khi nghĩ mẹ mình chỉ sống thêm được 5 năm nữa, người con đã hết sức cẩn thận, dùng đôi bàn tay nâng niu xé nhỏ cánh hoa tới mức không thể đếm được số cánh hoa nữa. Cũng nhờ đó mà người mẹ khỏi bệnh và sống rất lâu với cậu con trai hiếu thảo. Về sau, bông hoa đó trở thành biểu tượng của ước mơ, khát vọng sống, sự hiếu thảo của con cái dành cho cha mẹ.
Trong văn hóa người Việt, hoa cúc bền màu, dễ chăm sóc với đủ màu sắc và chủng loại phong phú. Nó có thể thưởng ngoạn, ngâm thơ, làm trà, làm thuốc. Vì thích hợp với nơi đủ ánh sáng, ưa thoáng mát nên các gia đình đặt chúng ở ban công hoặc bậc cửa là tốt nhất.
Ngoài ý nghĩa về lòng hiếu thảo, hoa cúc còn trở thành biểu tượng của phúc lộc, niềm vui, may mắn. Vậy nên mỗi dịp Tết đến, xuân về, nhà nào cũng phải trưng vài chậu cúc vàng óng, rực rỡ. Hình ảnh này thay cho lời nguyện ước một năm mới sẽ luôn thuận lợi, bình an.
Trong bộ tranh Tứ Quý: “Tùng, Cúc, Trúc, Mai”, hoa cúc đại diện cho mùa thu. Ngoài ra, loài hoa này cũng là biểu trưng của người quân tử có cốt cách, có khí chất riêng.
Ý nghĩa của hoa cúc trong văn hóa Trung Hoa
Ở Trung Quốc, hoa cúc là biểu tượng của sự trường tồn. Điều này xuất phát từ sự tích có liên quan đến một vị hoàng đế già cùng loài thảo dược đem lại cho con người cuộc sống vĩnh cửu. Loài thảo mộc này chỉ mọc trên đảo Phi Long (đảo rồng bay) và chỉ có những chàng trai trẻ mới hái được.
Nhà vua đã chọn và phái đi 24 chàng trai khỏe mạnh, can đảm nhất đi tìm thảo dược. Tuy nhiên sau khi vượt qua rất nhiều nguy hiểm, đến được đảo Phi Long thì nó chỉ là một hoang mạc không có sự sống. Loài cây duy nhất sống ở đây là hoa cúc vàng. Các chàng trai đã mang loài hoa này về nước. Từ đó mà hoa cúc được coi như biểu tượng của sự trường tồn, vĩnh cửu với sức sống mãnh liệt.
Hiện nay ở Trung Quốc có một thành phố mang tên Chu-Hsien (thành phố của hoa cúc) để tôn vinh sự cao quý của chúng. Trên đồng xu một Nhân dân tệ cũng khắc hình hoa cúc.
Ý nghĩa hoa cúc trong văn hóa Nhật Bản
Ở Nhật Bản, hoa cúc là biểu tượng của nhà vua. Vào thời cổ đại, chỉ con ấn của Thiên Hoàng, gia đình quý tộc, thân thích với Thiên Hoàng mới được phép khắc hình hoa cúc. Hình khắc này gọi là “Kikumon-Kiku” nghĩa là hoa cúc, mon nghĩa là ấn triện.
Trong văn hóa, hoa cúc đã xuất hiện rất sớm trong tuyển tập thơ Kokin Wakashū được biên soạn trong thời Heian (794 – 1185). Tập thơ chỉ ra, đây là loài hoa thường xuất hiện trong hoàng tộc, có nhiều ứng dụng trong y học. Và đặc biệt là vẻ đẹp rực rỡ, thanh thoát của những cánh hoa.
Hiện nay, biểu tượng quốc huy của Nhật Bản cũng là hoa cúc vàng cam được viền đen và đỏ với 16 cánh hoa bao quanh vòng tròn ở giữa. Ngoài ra, với người dân ở đất nước mặt trời mọc, hoa cúc trở thành biểu tượng của mùa thu, sự thu hoạch, tấm lòng lương thiện, trẻ trung, trường thọ, quý phái. Loài hoa này xuất hiện nhiều ở các đồ trang trí, phụ kiện, Kimono, đồ sứ, đồng xu 50 yên,…
Ý nghĩa hoa cúc trong văn hóa phương Tây
Ở một số nước phương Tây như Ý, Bỉ, Pháp, Áo, hoa cúc tượng trưng cho người đã mất. Tuy nhiên ở Anh, hoa cúc lại mang ý nghĩa tích cực hơn và được yêu chuộng để trang trí.
Như bạn đã biết thì hoa cúc có nhiều màu sắc khác nhau. Mỗi màu sắc lại thể hiện các ý nghĩa đôi khi là đau buồn, đôi lúc là sự tích cực.
Ý nghĩa của hoa cúc vàng
– Tượng trưng cho hoàng gia, biểu tượng của sự cao sang, quý phái
Hoa cúc vàng cũng ra đời từ rất sớm và được coi là biểu tượng của hoàng gia. Điều này bạn thấy rõ ở văn hóa Trung Hoa, Nhật Bản. Khi xưa chỉ có các bậc vua chúa mới được dùng loại hoa này. Hoa cúc vàng rực rỡ, cao quý chỉ xứng đang với hoàng thân, quý tộc.
Xem thêm : Người bệnh tiểu đường ăn sữa chua cần biết điều này để kiểm soát đường huyết tốt nhất
– Cầu mong sự trường tồn, hưng thịnh
Hoa cúc vàng có độ bền cao nên nó còn biểu tượng cho sự phát triển bền vũng, thịnh vượng. Trong dịp lễ khai trương, người ta thường tặng cho nhau một chậu cúc vàng bởi lý do đặc biệt này. Hay trong ngày Lễ Tết năm mới, hoa cúc được trưng bày khắp nơi với lời nguyện cầu năm mới an khang, nhiều tài lộc.
– Mang phúc khí vào nhà
Theo quan niệm của người phương Đông, hoa cúc còn giúp mang lại phúc khí, sự vui tươi, hoan hỉ vào nhà. Còn ở một số nước phương Tây, tặng hoa cúc nghĩa là bạn đang cầu mong cuộc sống người đó sẽ ngập tràn hạnh phúc.
– Lời chúc sức khỏe
Hoa cúc có sức sống vô cùng mãnh liệt. Vì lẽ đó mà chúng được xem là biểu tượng cho sức khỏe- quà tặng quý giá nhất của con người. Khi tặng ai đó hoa cúc, đồng nghĩa bạn đã gửi lời chúc sức khỏe chân thành nhất đến người nhận, đặc biệt là dịp năm mới.
– Tượng trưng cho lòng hiếu thảo, sự kính trọng
Theo câu chuyện đã chia sẻ ở trên, hoa cúc nói chung và hoa cúc vàng nói riêng tượng trưng cho lòng hiếu thảo, sự kính trọng dành cho các bậc sinh thành. Công lao bằng trời bằng bể đó không chỉ vài câu nói là thể hiện hết.
– Tình cảm chân thành không muốn xa rời
Bên cạnh tình cảm gia đình, hoa cúc cũng tượng trưng cho một tình yêu trong sáng, chân thành hoặc tình bạn keo sơn, gắn bó. Miễn là bạn có lòng thì dù tặng hoa gì, họ đều cảm nhận được và cảm thấy hạnh phúc.
Ý nghĩa của hoa cúc trắng
– Thanh cao, vẻ đẹp giản dị: Vì chỉ mang một tone màu trắng đơn giản nên hoa cúc trắng là biểu tượng cho sự giản dị, sạch sẽ và tinh khiết.
– Sức sống mãnh liệt: Hoa cúc trắng với sức sống mạnh mẽ có thể chịu được các điều kiện sống khắc nghiệt. Nó vẫn phát triển khỏe mạnh, bung nở hoa rực rỡ.
– Sự nhớ nhung, tiếc nuối: Bạn thường thấy hoa cúc trắng xuất hiện bên cạnh các ngôi mộ vào dịp Tết. Điều này thể hiện sự tiếc nuối và nhớ nhung đến những người đã khuất.
– Tình yêu trong sáng, cao thượng, vĩnh cửu: Hoa cúc trắng cũng là minh chứng cho tình yêu thủy chung và thuàn khiết giống như màu sắc của chúng vậy.
Ý nghĩa của hoa cúc tím
Màu tím là màu của sự thủy chung, vĩnh cửu, trường tồn theo thời gian. Bởi vậy, hoa cúc màu tím thể hiện tình yêu son sắt, thề nguyền luôn ở bên nhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Ý nghĩa của hoa cúc đỏ
Hoa cúc đỏ là đại diện cho tình bạn keo sơn, gắn bó cực kỳ tuyệt vời. Hai người luôn đồng hành, thấu hiểu và trân trọng nhau.
Ý nghĩa của hoa cúc xanh
Hoa cúc xanh cũng mang thông điệp rất ý nghĩa. Đó là: Không cần phải tìm kiếm đâu xa, hãy luôn quý trọng và gìn giữ những niềm vui và hạnh phúc xung quanh ta.
Ý nghĩa của hoa cúc thạch thảo
Hoa cúc thạch thảo có tên khác là hoa cúc cánh mối hay hoa lưu ly. Nguồn gốc của chúng xuất phát từ Italia và được nhu nhập vào Việt Nam. Loài hoa này có vẻ đẹp mong manh với hương thơm dịu nhẹ. Ý nghĩa của hoa cúc thạch thảo là tượng trưng cho tình yêu nhẹ nhàng, bình dị.
Ý nghĩa của hoa cúc họa mi
Hoa cúc họa mi có tên gọi khác là hoa cúc dại hay daisy. Nó xuất phát từ cụm từ tiếng Anh cổ “Daes eage”, có nghĩa là “con mắt của ban ngày”, đúng với cách những bông hoa này nở rộ. Nghĩa là chúng đóng cánh vào buổi tối và mở lại vào buổi sáng.
Hoa cúc họa mi được nhiều người ưa thích bởi vẻ đẹp nhẹ nhàng hay mùi hương dễ chịu. Ngoài ra, nó còn thể hiện sự cao thượng, lạc quan, chín chắn.
Ý nghĩa của hoa cúc mâm xôi
Hoa cúc mâm xôi có tên khác là cúc đại đóa với kích thước lớn, khi nở tạo thành hình cầu đẹp mắt. Màu sắc của loài hoa này cũng rất đa dạng. Ý nghĩa của cúc đại đóa là cầu mong nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ vào ngày đầu năm.
Ý nghĩa của hoa cúc vạn thọ
Xem thêm : Sản phẩm dinh dưỡng pha sẵn tiện lợi – năng lượng cho ngày mới năng động
Hoa cúc vạn thọ có tên khoa học là “Tagetes” xuất phát từ nguồn gốc của vị thần Etruscan trong thần thoại. Chúng được phát hiện ở Mexico và Guatemala vào đầu thế kỷ XVI và được đưa đến châu Âu, Bắc Phi làm hoa cảnh.
Sở hữu màu sắc nổi bật, kích thước to lớn, độ xòe rộng, cúc vạn thọ là loài hoa mang ý nghĩa về sự trường thọ và khỏe mạnh. Ngoài ra nó còn là sự cầu mong về tài lộc, may mắn.
Ý nghĩa của hoa cúc đồng tiền
Hoa cúc đồng tiền được chia thành 4 loại chín là cúc đồng tiền đơn, cúc đồng tiền kép, cúc đồng tiền cao và cúc đồng tiền lùn. Đúng như tên gọi, loài hoa này mang ý nghĩa của tiền tài, niềm vui, sự may mắn, hạnh phúc.
Ý nghĩa của hoa cúc thược dược
Người ta vẫn có câu “Nhất lay ơn, nhì thược dược” cho thấy vẻ đẹp quyến rũ của hai loài hoa nay. Trong đó, cúc thược dược sở hữu nhiều màu sắc cực kỳ bắt mắt như đỏ, hồng, tím, lục, xanh, trắng, thậm chí là đen.
Bông cúc thược dược rực rỡ và nở rộ tượng trưng cho sự sang trọng cũng như tiềm ẩn sức mạnh bên trong. Ngoài ra, đó còn là sự thay đổi, sáng tạo không ngừng với phẩm giá cao đẹp. Tuy nhiên riêng thược dược đen thì lại thể hiện sự phản bội, tiêu cực, không trung thực.
Ý nghĩa của hoa cúc mặt trời
Hoa cúc mặt trời có tên gọi khác là “butter daisy” vì nhìn chúng giống với bông cúc dại nhưng cánh màu vàng bơ cực kỳ thích mắt. Chúng ưa nắng, ra hoa liên tục tựa như mặt trời tí hon, vui vẻ, ngây thơ, thuần khiết. Cúc mặt trời biểu tượng cho sự khởi đầu mới, cho tình yêu chung thủy.
Những sự thật thú vị về hoa cúc bạn chưa biết
– Hoa cúc được trồng phổ biến chỉ đứng sau hoa hồng. Chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau đó được đưa đến châu Âu vào thế kỷ XVIII.
– Từ “Hoa cúc-Chrysanthemums” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Khrusos” có nghĩa là vàng và “Anthemon” có nghĩa là hoa. Tuy nhiên, một thành phố cổ của Trung Quốc được đặt tên là Chu-Hsien có nghĩa là “Thành phố hoa cúc”.
– Tại Nhật Bản, hoa cúc được biết đến vào thế kỷ XVIII sau công nguyên. Sau đó, loài hoa này trở thành biểu tượng con dấu chính thức của Thiên Hoàng Nhật.
– Hoa cúc là loài hoa chính thức đại diện cho thành phố Chicago, Mỹ.
– Người ta tin rằng uống nước từ hơi nước chảy giữa những bông hoa cúc sẽ mang lại tuổi thọ lâu dài cho con người. Vậy nên trà hoa cúc và rượu hoa cúc bắt đầu phổ biến.
– Hoa cúc là loài hoa đại diện cho người sinh vào tháng 11.
– Ở Hàn Quốc, hoa cúc được sử dụng để tạo hương vị cho loại rượu được gọi là “Gukhwaju” hay “Rượu hoa cúc”.
– Trà hoa cúc có thể hỗ trợ điều trị một số rối loạn nghiêm trọng về tim và mạch. Còn cánh hoa cúc thường được dùng trong các món ăn vì mùi thơm dễ chịu và vị ngon.
– Hoa cúc chứa một chất hóa học gọi là pyrethrum – chất xua đuổi côn trùng tự nhiên. Ngoài ra, nó giúp loại bỏ độc tố trong không khí nên rất tốt khi trồng trong nhà.
– Hoa cúc là loài hoa truyền thống được tặng vào Ngày của Mẹ ở Úc. Hoa cúc còn là loài hoa chính thức để kỷ niệm 13 năm ngày cưới.
Những lưu ý khi sử dụng hoa cúc tại nhà theo phong thủy
– Bạn không nên đặt bình hoa cúc hay chậu hoa cúc ở phòng ngủ. Loài hoa này thuộc về Âm tính, chỉ thích hợp với nơi nhiều nhân khí như phòng khách, hoặc ban công phòng khách.
– Bạn không đặt hoa cúc ở nhà bếp hay lối đi vào nhà bếp vì bếp thuộc hành Hỏa sẽ khiến hoa khô héo, mất ý nghĩa cát tường.
– Bạn không cắm hay trồng hoa cúc đơn lẻ một bông. Nó sẽ hình thành nên chữ “khốn”, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, sự bình an của các thành viên trong gia đình.
– Khi mua hoa cúc, bạn chọn cây nào tràn đầy sức sống, hình dáng đẹp mang ý nghĩa cát tường. Nên chọn hoa cúc đã bắt đầu nở thì hình thái mới đẹp, lá không nên bị sâu, màu sắc tươi sáng, càng nhiều hoa nhiều nụ và lộc non càng tốt.
Hoa cúc có lịch sử lâu đời gắn với đời sống tâm linh, tinh thần, văn hóa của các quốc gia trên thế giới bao gồm cả Việt Nam. Nó mang ý nghĩa tài lộc, may mắn, trường thọ, cát tường. Nếu yêu thích loài hoa này, bạn trồng vài chậu đặt ở ban công hoặc phòng khách, nơi có nhiều ánh sáng nhé. Đảm bảo sẽ làm cho cảnh sắc xung quanh thay đổi theo hướng tích cực.
Nguồn: https://dut.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang