1. Nguy hiểm khi sử dụng dầu cá
Dầu cá được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe: Cải thiện trí não, tăng cường sức khỏe tim mạch, hạn chế các bệnh về xương khớp, giảm viêm nhiễm…
- Ý nghĩa hoa cẩm chướng trong văn hóa các nước, màu sắc,…
- Các biểu hiện cảnh báo bạn đang mắc rối loạn lo âu
- Ăn gì để sống khỏe tới 100 tuổi? Học người dân của đảo trường thọ ăn 1 loại củ có rất nhiều ở Việt Nam
- Cách thắng nước màu đẹp bằng đường cát cực dễ để kho thịt cá
- Cô gái 25 tuổi ở Hà Nội mắc ung thư tuyến giáp được phẫu thuật không để lại sẹo nhờ kỹ thuật này
Tuy nhiên, dầu cá cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ:
Bạn đang xem: Những tác hại tiềm ẩn của dầu cá và cách ngăn ngừa
Các vấn đề về đường tiêu hóa: Mặc dù dầu cá thường được dung nạp tốt nhưng một số người lại cảm thấy có vị tanh, ợ nóng hoặc khó tiêu. Dầu cá rất giàu axit béo omega-3. Để sử dụng dầu cá hiệu quả, bạn cần uống sau khi ăn để đạt được sự hấp thu tối ưu.
Rung tâm nhĩ: Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bổ sung omega-3 có thể làm tăng nguy cơ rung tâm nhĩ ở những người có chất béo trung tính cao. Rung tâm nhĩ là một trong những loại rối loạn nhịp tim phổ biến nhất, khiến tim đập nhanh hơn bình thường.
Dầu cá có thể gây ra nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn.
– Tăng lượng đường trong máu: Nghiên cứu cho thấy hàm lượng omega-3 trong cơ thể quá cao sẽ kích thích sản xuất glucose, khiến lượng đường trong máu tăng cao. Giữ lượng đường trong máu ổn định là điều quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Xem thêm : 3 lý do nên ăn một nắm hạt mỗi ngày
– Hạ huyết áp: EPA trong dầu cá giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông và hạ huyết áp hiệu quả. Vì vậy, dùng dầu cá có thể gây nguy hiểm cho người bị huyết áp thấp.
Gây chảy máu: Nồng độ EPA và DHA cao (EPA 900 mg/ngày và DHA 600 mg/ngày trở lên trong vài tuần) có thể làm giảm chức năng hệ thống miễn dịch. Uống dầu cá từ 2 – 15 gram/ngày cũng có thể làm giảm chức năng tiểu cầu và tăng nguy cơ chảy máu.
Dầu cá được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe: Cải thiện trí não, tăng cường sức khỏe tim mạch, hạn chế các bệnh về xương khớp, giảm viêm nhiễm…
– Ngộ độc vitamin A: Dầu cá có chứa vitamin A. Vì vậy, nếu sử dụng quá nhiều dầu cá có thể gây ngộ độc vitamin A với các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, kích ứng và tổn thương da…
– Dị tật bẩm sinh: Mặc dù dầu gan cá tuyết là nguồn cung cấp DHA tốt nhưng nên tránh sử dụng trong thời kỳ mang thai. Vì dầu gan cá tuyết chứa hàm lượng vitamin A cao nên có thể gây dị tật bẩm sinh, đặc biệt khi tiêu thụ trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
2. Cách khắc phục tác dụng phụ của dầu cá
Để khắc phục tác dụng phụ của dầu cá, bạn nên làm:
– Dầu cá chống chỉ định với người bị dị ứng với cá, rối loạn đông máu, tiểu đường, lượng đường trong máu thấp, mất cân bằng hormone và các bệnh liên quan đến gan.
Xem thêm : 5 nguy cơ sức khỏe phụ nữ không nên bỏ qua
– Dầu cá có thể gây tương tác với một số loại thuốc bạn đang dùng như aspirin, clopidogrel hoặc dipyridamole, heparin hoặc warfarin… Vì vậy, để tránh những tương tác nguy hiểm, không nên tự ý bổ sung dầu cá mà chỉ dùng dầu cá khi có chỉ định của bác sĩ. .
– Sử dụng dầu cá đúng liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ.
– Bạn nên tăng cường omega-3 từ các thực phẩm cá khác như cá hồi, cá trích, cá thu…
– Không nên lạm dụng dầu cá vì có nguy cơ cao gây tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể như đột quỵ, tăng đường huyết, tụt huyết áp hay chảy máu.
– Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú chỉ nên sử dụng dầu cá theo khuyến cáo của bác sĩ.
– Nếu bạn có bệnh lý đi kèm hoặc bị dị ứng với thành phần dầu cá, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi bổ sung dầu cá.
DS. Hoàng Văn
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nhung-tac-hai-tiem-an-cua-dau-ca-va-cach-ngan-ngua-172241008082503429.htm
Nguồn: https://dut.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang