Vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
- Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Học sinh Hà Nội “ứng thí” vào đội tuyển dự thi cấp quốc gia tăng gấp 2 lần
- Dự thảo dạy thêm quá “thoáng”, cần có tiêu chuẩn cụ thể cho GV muốn dạy thêm
- Nhiều trường đại học hiện nay đang rơi vào tình thế “cái khó bó cái khôn”
- Trường Đại học Trà Vinh: Đào tạo 7/7 khối ngành, nguồn thu từ NCKH chưa đạt 2%
Trong đó, nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ quan trọng: “Hoàn thiện chính sách hỗ trợ người học từ ngân sách Nhà nước thông qua cấp học bổng hoặc hỗ trợ miễn giảm học phí đối với các ngành, nghề Nhà nước cần ưu tiên phát triển ở các trình độ đào tạo, mở rộng đối tượng và nâng mức ưu đãi cho vay tín dụng”.
Bạn đang xem: Mở rộng đối tượng, nâng mức ưu đãi cho vay tín dụng SV là chính sách thiết thực
Trong bối cảnh nhiều trường đại học tự chủ, học phí tăng là trở ngại với không ít sinh viên và gia đình trong việc tiếp cận chương trình giáo dục đại học. Những chính sách hỗ trợ người học sẽ phần nào giúp các em yên tâm đến trường.
Nhà trường tính đến “nới lỏng” điều kiện và mở rộng đối tượng được vay
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư Tiến sĩ Mai Thanh Phong – Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, nhà trường hiện đang phối hợp với cộng đồng cựu sinh viên cùng nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài trường triển khai những chương trình vay vốn ưu đãi, học bổng đa dạng dành cho sinh viên.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Mai Thanh Phong – Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: NTCC.
Theo vị Hiệu trưởng, chương trình bảo lãnh vay và hỗ trợ lãi suất dành cho sinh viên đóng học phí của Ban đại diện Cộng đồng Cựu sinh viên Phú Thọ – Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh (BKA) là một chương trình hỗ trợ tài chính quy mô lớn và rất có ý nghĩa do chính cựu sinh viên các khóa của trường chung tay thực hiện.
Chương trình chính thức được triển khai lần đầu tiên vào học kỳ II năm học 2021-2022 với 17 khoản vay. Sau gần 03 năm, số lượng hồ sơ vay đã tăng lên 234 khoản vay vào học kỳ II năm học 2023-2024.
Tính đến học kỳ II năm học 2023 – 2024, BKA đã hỗ trợ tổng cộng 563 khoản vay cho sinh viên với tổng kinh phí lên đến khoảng 7,4 tỷ đồng. Hiện, chương trình vẫn đang tiếp tục mở đăng ký dành cho sinh viên trong học kỳ mới của năm học 2024 – 2025.
Đặc biệt, chương trình vay ưu đãi của BKA còn có một điều khoản rất nhân văn, đó là tạo điều kiện cho sinh viên có thành tích học tập tốt, hoàn cảnh gia đình khó khăn chuyển khoản vay thành học bổng.
Vừa qua, BKA đã thành công chuyển khoản vay thành học bổng cho 6 sinh viên. Mức học bổng hỗ trợ sẽ từ 50%-100% khoản vay tùy vào thành tích học tập, điều kiện gia đình của mỗi sinh viên.
Trong đó, có 4 sinh viên nhận được học bổng bằng 100% khoản vay, 01 bạn nhận được học bổng bằng 70% khoản vay, bạn còn lại nhận 50% khoản vay. Điều này tạo điều kiện thuận lợi và nguồn động lực to lớn cho bạn sinh viên để phấn đấu học tập thật tốt.
“Sự ra đời chương trình bảo lãnh vay của BKA nói riêng và các chương trình vay ưu đãi nói chung là rất kịp thời và có nhiều ý nghĩa. Có thể thấy, lượng sinh viên tiếp cận với chương trình vay ưu đãi của Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh tăng đều qua từng học kỳ và được mong đợi sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.
Để có thể tiếp cận sâu rộng tới nhiều đối tượng sinh viên hơn nữa, lãnh đạo nhà trường đã bàn bạc và thống nhất với BKA là sẽ “nới lỏng” điều kiện và mở rộng đối tượng được vay, phấn đấu mục tiêu 1.000 khoản vay/học kỳ trong thời gian tới” – thầy Phong chia sẻ.
Sinh viên Trường Đại học Bách khoa được hỗ trợ làm thủ tục vay vốn. Ảnh: NTCC.
Bên cạnh đó, về các loại học bổng, năm học 2023-2024, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã có 103 đơn vị tài trợ học bổng với 1.645 suất học bổng được trao, tổng số tiền hỗ trợ là 16.306.239.500 đồng.
Vị Hiệu trưởng thông tin thêm: “Chỉ trong đầu năm học 2024-2025, nhà trường tiếp nhận gần 20 chương trình học bổng khác nhau từ cựu sinh viên, doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức trong và ngoài trường dành cho sinh viên, tân sinh viên. Quỹ học bổng hiện có 2,1 tỷ đồng và được trao cho sinh viên ngay trong lễ khai giảng.
Ngoài học bổng, trường còn có chính sách cho sinh viên gia hạn học phí 1 học kỳ. Năm học 2023-2024 đã có 463 sinh viên được hỗ trợ với tổng kinh phí là 4.886.602.000 đồng.
Xem thêm : Quy định đạo đức nghề nghiệp nhà giáo ở dự thảo Luật Nhà giáo còn nhiều hạn chế
Trường cũng hỗ trợ chi phí khám sức khỏe dành cho sinh viên tất cả các khóa và mua bảo hiểm tai nạn 12 tháng dành cho tân sinh viên K2024. Tổng kinh phí thực hiện khoảng hơn 1 tỷ đồng”.
Đại diện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, thầy Trần Nam – Trưởng Phòng Công tác sinh viên chia sẻ, trong năm 2023, nhà trường đã tiếp nhận nguồn tài trợ học bổng dành cho sinh viên từ các doanh nghiệp, gồm hơn 500 suất học bổng được trao với tổng giá trị hơn 5 tỷ đồng.
Nguồn học bổng này đa số đều dựa trên những tiêu chí sau: Sinh viên có thành tích học tập tốt, có hoàn cảnh khó khăn, gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo của địa phương.
Thầy Trần Nam – Trưởng Phòng Công tác sinh viên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: NVCC.
Bên cạnh đó, sinh viên được vay vốn không lãi suất từ Quỹ phát triển Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Điều kiện vay gồm có: Sinh viên theo học hệ chính quy văn bằng 1 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; sinh viên chưa tham gia vay ở các tổ chức tín dụng khác; sinh viên không đang trong quá trình bị kỷ luật, đình chỉ học tập; sinh viên hoàn cảnh khó khăn.
Số tiền vay tối đa bằng với học phí học kỳ I năm học 2024-2025 nhưng không vượt quá 20 triệu đồng.
Trao đổi với phóng viên, Phó giáo sư, Tiến sĩ Bùi Quang Hùng – Phó Giám đốc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang triển khai chính sách học bổng toàn diện hướng đến 3 mục tiêu phát triển bền vững: tạo cơ hội cho người học với hoàn cảnh khác nhau, xây dựng tiếp cận giáo dục công bằng, tạo động lực nâng cao thành tích cho người học và kết nối cộng đồng vì giáo dục.
Bên cạnh đó, còn có nhiều chính sách hỗ trợ học phí khác cho sinh viên. Cụ thể từ năm 2016, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò tổ chức bảo lãnh đã kết nối với đối tác ngân hàng để triển khai hoạt động tín dụng học tập cho sinh viên có nhu cầu vay vốn để đóng học phí”.
Theo đại diện Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, lãi suất hiện tại áp dụng cho tân sinh viên là 8% với thời hạn vay học kỳ đầu tiên là 3 tháng, sau đó sẽ mở rộng thời gian lên 6 tháng. Từ khi triển khai đến nay, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với các ngân hàng giải ngân được hơn 7 tỷ đồng tiền vay đóng học phí cho sinh viên.
Trong đó, từ năm 2023 đến nay, sau khi trường thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất vay cho sinh viên, đã giúp gia tăng số lượng sinh viên tham gia chương trình và đã giải ngân gần 2 tỷ đồng.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Bùi Quang Hùng – Phó Giám đốc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: NTCC.
Việc mở rộng đối tượng và nâng mức ưu đãi cho vay tín dụng là một trong những chính sách thiết thực giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đột xuất, có nguồn tài chính hỗ trợ kịp thời để tiếp tục học tập.
Do đó, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã kết nối với nhiều đối tác để đa dạng hóa các hình thức cho vay vốn, mở rộng đối tượng đăng ký. Đồng thời từ năm 2023, trường đã thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho 130 suất theo mức lãi suất thấp nhất được áp dụng tại các ngân hàng tham gia nhằm hỗ trợ sinh viên.
Ngoài ra, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh còn phối hợp với các ngân hàng để triển khai chương trình trả góp học phí qua thẻ tín dụng dành cho người học tất cả các bậc, hệ bắt đầu từ năm 2021 với lãi suất 0%, sinh viên chỉ cần trả phí chuyển đổi trả góp cho các ngân hàng.
Với chương trình tín dụng học tập, sinh viên Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh được hỗ trợ về mặt tài chính kịp thời trong thời gian học tập cho đến khi ra trường, giúp người học yên tâm trong vấn đề chi tiêu, quản lý thời gian học tập, làm việc vừa sức để có tiền trang trải sinh hoạt phí.
“Đây cũng là động lực để người học cố gắng học tập và trau dồi bản thân. Bên cạnh chương trình tín dụng học tập, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh còn kết nối các đối tác, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp để mang đến nhiều cơ hội học bổng không chỉ hỗ trợ về mặt tài chính, mà còn tạo ra cơ hội phát triển nghề nghiệp cho sinh viên tại những doanh nghiệp hàng đầu” – thầy Hùng chia sẻ.
Sinh viên cần đảm bảo thành tích học tập và hoàn trả tiền vay đúng hạn
Theo Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, các chương trình vay ưu đãi, chương trình học bổng đều hướng đến mục đích cao nhất là chia sẻ gánh nặng học phí, khích lệ tinh thần cho các bạn sinh viên, giúp các bạn vượt qua rào cản tài chính để vững bước trên con đường học vấn.
Do đó, các chương trình này gần như không đưa ra yêu cầu hay thủ tục khắt khe với sinh viên, song, sinh viên cần phải đáp ứng một số tiêu chí nhất định của từng chương trình, từng loại học bổng. Chẳng hạn, kết quả học tập, hạnh kiểm/điểm rèn luyện, đáp ứng đầy đủ giấy tờ hồ sơ, minh chứng/giấy xác nhận hoàn cảnh gia đình khó khăn, đảm bảo hoàn trả khoản vay trong thời hạn quy định…
Xem thêm : Ứng viên GS ngành Kinh tế là Phó Hiệu trưởng NEU: Có 51 bài báo khoa học
Bên cạnh đó, để khuyến khích sinh viên nâng cao tính tự lập, trách nhiệm bản thân trong học tập, rèn luyện để trưởng thành hơn, chương trình bảo lãnh vay và hỗ trợ lãi suất dành cho sinh viên đóng học phí của BKA cũng yêu cầu sinh viên có kế hoạch trả khoản vay rõ ràng.
Sinh viên Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh nhận học bổng từ nhà trường. Ảnh: NTCC.
Phó giáo sư Tiến sĩ Bùi Quang Hùng cũng chia sẻ: “Để nguồn vốn có thể tiếp cận được nhiều sinh viên nhất, nhà trường đơn giản nhiều thủ tục giấy tờ, hồ sơ cũng như các điều kiện về kết quả học tập, rèn luyện. Tuy nhiên, khi đăng ký tham gia chương trình tín dụng học tập, sinh viên cần thực hiện cam kết hoàn trả lại nợ vay đúng hạn cho các ngân hàng”.
Đôi khi tình hình nợ xấu vẫn xảy ra
Ở Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, đi đôi với việc mở rộng đối tượng vay, dù có chính sách hỗ trợ lãi suất cho sinh viên, nhưng đôi khi tình hình nợ xấu vẫn xảy ra. Đối với các trường hợp sinh viên nợ xấu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhà trường sẽ làm việc với từng trường hợp, để có chính sách hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên.
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng có những quy định rất cụ thể cho sinh viên vay vốn với lãi suất 0%. Thầy Trần Nam cho biết, để tiếp tục được nhận hỗ trợ từ nhà trường, sinh viên từ năm thứ 2 phải có kết quả học tập đạt Trung bình – Khá (tương đương 6.0/10) trở lên và đạt điểm đánh giá rèn luyện 70/100 trở lên. Sinh viên phải cam kết tốt nghiệp trong thời gian quy định của khóa học (không tính thời gian được phép gia hạn).
Sinh viên phải trả nợ gốc lần đầu tiên ngay sau khi có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày kết thúc khóa học, kể cả trường hợp chưa có việc làm ổn định. Thời gian cho vay tối đa là 8 năm.
Trăn trở tìm nguồn vốn, vì ngân hàng khi cho vay thường có điều kiện mà trường khó đáp ứng
Mặc dù Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đạt được nhiều thành công khi triển khai chính sách, nhưng một trong những điều mà nhà trường trăn trở là tìm được nguồn vốn vay với lãi suất 0% và gia tăng thời gian cho vay đến khi ra trường để các bạn sinh viên có thể an tâm học tập và thực hiện hoàn trả tiền vay sau khi có việc làm.
“Vay tín dụng học tập là một hình thức nhân văn, đóng góp cho xã hội. Vì thế, các ngân hàng đang triển khai các chương trình vay tín dụng học tập, có chính sách bình ổn lãi suất hoặc giảm lãi suất tối đa cho các trường đại học và mở rộng hạn mức giải ngân để đảm bảo đủ vốn vay cho sinh viên đóng học phí, sinh hoạt phí.
Để đảm bảo vấn đề thu hồi nợ, chúng tôi nhận thấy cần phải có sự kết nối, phối hợp từ địa phương để hiểu rõ tình hình khó khăn của sinh viên để có chính sách cho vay vốn cũng như quản lý nợ vay một cách hợp lý nhất” – thầy Hùng bày tỏ.
Đại diện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ, trường hiện chưa có chương trình cho học viên sau đại học vay nộp học phí từ ngân hàng với lãi suất ưu đãi, không cần thế chấp tài sản. Nhà trường cũng đang bàn thảo hợp tác với ngân hàng để có chương trình cho học viên vay bằng mức học phí với lãi suất rất thấp.
Về khó khăn trong việc thực hiện các chương trình vay vốn sinh viên, thầy Nam cho rằng, trường đại học không thể thực hiện các cơ chế ràng buộc giữa bên vay là ngân hàng hay các tổ chức tín dụng với sinh viên, mà đây là giao dịch giữa sinh viên và ngân hàng. Do vậy, một số đơn vị lo lắng về rủi ro khi cho vay.
Hơn nữa, các ngân hàng khi cho sinh viên vay thường có những điều kiện mà nhà trường rất khó đáp ứng. Nhìn chung, cần có các cơ quan quản lý nhà nước để kết nối hai bên thông qua các cơ chế, quy định.
“Nhà nước nên đưa ra những chính sách ưu đãi, quy định chặt chẽ đối với các tổ chức tín dụng khi cho sinh viên vay. Cần có những chính sách khuyến khích ngân hàng, tổ chức tín dụng cho sinh viên vay vốn học tập. Ở khía cạnh này, chính quyền địa phương (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) cần đóng vai trò “nhạc trưởng”, vai trò kết nối để các bên đề ra được những chính sách tín dụng.
Hiện nay, điều kiện cho vay tín dụng nhìn chung khá khó khăn, rất khó tiếp cận đối với các gia đình không thuộc diện hộ nghèo, chính sách, gia đình không có tài sản nhà ở, đất đai, tài sản có giá trị… nên cần phải có một cách tiếp cận khác để phá vỡ rào cản này.
Nhà nước nên là đơn vị đưa ra những hành lang pháp lý và khuyến khích các ngân hàng, tổ chức tín dụng cho sinh viên vay học tập” – thầy Nam bày tỏ.
Trần Trang
https://giaoduc.net.vn/mo-rong-doi-tuong-nang-muc-uu-dai-cho-vay-tin-dung-sv-la-chinh-sach-thiet-thuc-post245017.gd
Nguồn: https://dut.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục