Trong một thí nghiệm đột phá, nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Kendle Maslowski từ Viện Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh ở Scotland và Đại học Glasgow (Anh) dẫn đầu đã thiết kế lại vi khuẩn salmonella chết người để chỉ tấn công các tế bào. ung thư ruột.
- Nạm bò là gì? Phân loại và món ngon từ nạm bò chẳng sợ nhàm chán
- Lá ổi trị được bệnh gì?
- Mẹo hay giúp người tiểu đường hỗ trợ phòng và giảm nguy cơ biến chứng
- Mạch máu quyết định tuổi thọ: Mỗi ngày đều đặn làm 3 việc, mạch máu sẽ dần “trẻ hóa” và tránh bệnh tật
- Người phụ nữ trẻ đi cấp cứu sau khi uống 4 lít nước mỗi ngày chữa cảm
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư ruột là loại ung thư phổ biến thứ ba trên thế giới và nguy hiểm thứ hai – Ảnh: ALAMY
Salmonella (vi khuẩn thương hàn) là loại vi khuẩn gây nhiễm trùng tiêu hóa nặng, có thể dẫn đến tử vong.
Tuy nhiên, chúng cũng sở hữu bản năng tự nhiên là tấn công các tế bào ung thư. Tuy nhiên, có vẻ như quá trình này vẫn còn có vấn đề.
Xem thêm : Cách pha mắm tôm ăn bún đậu ngon chuẩn vị đậm đà khó quên
“Chúng ta biết rằng vi khuẩn salmonella yếu và các vi khuẩn khác có khả năng chống ung thư, nhưng cho đến nay người ta vẫn chưa biết tại sao nó không tỏ ra hiệu quả như mong đợi” – tờ Daily Mail dẫn lời tiến sĩ Maslowski.
Theo bài báo đăng trên tạp chí y khoa EMBO Molecular Medicine, các tác giả đã nghiên cứu sâu loại vi khuẩn này ở chuột bị ung thư trực tràng.
Salmonella tấn công các tế bào ung thư. Nhưng nó cũng làm cạn kiệt một loại axit amin gọi là asparagine.
Trong cơ thể, asparagine kích hoạt tế bào T, một loại tế bào miễn dịch cực kỳ quan trọng để chống lại nhiều bệnh tật, bao gồm cả ung thư.
Vì vậy, các tác giả đã tạo ra một loại vi khuẩn salmonella đặc biệt, được thiết kế lại để không còn làm cạn kiệt asparagine nhưng vẫn có khả năng tấn công các khối u.
Xem thêm : Giá thịt bò úc hôm nay bao nhiêu tiền 1kg?
Khi đó, chúng trở thành bạn đồng hành của tế bào T, tấn công tế bào ung thư hiệu quả hơn, từ đó ngăn chặn sự phát triển của khối u ở chuột bị ung thư trực tràng.
Mặc dù các nhà khoa học đã nghiên cứu việc sử dụng vi khuẩn để chống lại bệnh ung thư từ thế kỷ 19, nhưng những rủi ro về sức khỏe do vi khuẩn gây ra đã ngăn cản phương pháp này được khám phá sâu hơn.
Nhưng giờ đây, với các công cụ chỉnh sửa gen vi khuẩn hiệu quả, các nhà khoa học một lần nữa có thể tận dụng lợi thế của những “kẻ thù ung thư” tự nhiên này.
Sẽ cần thêm các thử nghiệm lâm sàng trước khi phương pháp này có thể được áp dụng trong điều trị thông thường.
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/loai-vi-khuan-chet-nguoi-co-the-thanh-thuoc-ung-thu-dot-pha-17224112122510071.htm
Nguồn: https://dut.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang