Tham dự Hội thảo, về phía Ban Tuyên giáo Trung ương, có ông Lê Huy Nam – Vụ trưởng Vụ Giáo dục; ông Phạm Gia Cường – Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề xã hội; ông Phan Việt Phong – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ; ông Lê Huy Hoàng – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục.
- Viết tiếp truyền thống ngôi trường mang tên nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu
- 10 năm qua kiên cố hóa trường lớp được thay đổi lớn nhờ xã hội hóa
- VinUni chính thức đảm nhận vị trí UNESCO Chair đầu tiên tại Việt Nam
- Học ngành Kỹ thuật xây dựng ĐH Kiến trúc TPHCM: Nhiều ưu thế có “một không hai”
- Đề kiểm tra giữa HK1 Ngữ văn không rõ ràng, lãnh đạo THCS Võ Trường Toản nói gì?
Phía Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, có Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Gia Thế – Chủ tịch Hội đồng trường, cùng các Phó Hiệu trưởng: Tiến sĩ Bùi Kiên Cường, Tiến sĩ Trịnh Đình Vinh, Tiến sĩ Cao Bá Cường.
Bạn đang xem: Các chuyên gia bàn về đào tạo giáo viên trước tác động của công nghệ số và AI
Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, có ông Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam; ông Đặng Văn Bình – Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Tham dự Hội thảo, còn có Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện là Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.
Các đại biểu tham dự Hội thảo.
Hội thảo ý nghĩa quan trọng, mang tính thời sự trong bối cảnh chuyển đổi số
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Lê Huy Nam – Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương đề cập: “Cách đây 8 năm, năm 2016, tại Diễn đàn Kinh tế thế giới lần thứ 46, khái niệm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được đề xướng bởi Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Giáo sư Klaus Schwab.
Đó là một cuộc cách mạng khoa học, công nghệ mới của nhân loại. Cùng với dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) được coi là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tuy vậy, tại thời điểm ấy, trí tuệ nhân tạo vẫn chỉ là chủ đề quen thuộc của giới công nghệ, nhưng mờ ảo, và không tường minh với đại chúng, chưa hiện hữu phổ biến trong đời sống xã hội.
Bước ngoặt xuất hiện vào cuối năm 2022 khi Open AI ra mắt ChatGPT, đánh dấu một bước đột phá lớn trong sự phát triển của trí tuệ nhân tạo. Đây là một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển AI, mở ra những tiềm năng mới về ứng dụng công nghệ trong nhiều lĩnh vực của đời sống, xã hội.
Sự ra đời của ChatGPT khẳng định rằng AI có thể giao tiếp với con người theo cách tự nhiên, tương tác linh hoạt và thông minh, không còn bị giới hạn bởi các câu trả lời cứng nhắc hay bó hẹp. Điều này tạo ra sự đột phá về cách thức con người tiếp cận và khai thác thông tin, từ đó tạo ra các công cụ hỗ trợ đắc lực cho nghiên cứu, sáng tạo và giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. ChatGPT đại diện cho một bước tiến dài trong việc tạo ra AI có khả năng “học hỏi” và “hiểu” con người.
Đặc biệt, ChatGPT đã đưa AI đến gần hơn với đại chúng, từ việc tạo ra những cuộc trò chuyện tương tác đến hỗ trợ công việc và cuộc sống hàng ngày. Điều này thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành nghề và giúp tăng cường hiệu quả, sáng tạo trong các lĩnh vực công nghiệp và học thuật.
Tại thời điểm ChatGPT ra đời, với rất nhiều người, trong đó có tôi, chỉ có thể thốt lên “không thể tin nổi”. ChatGPT đã lập kỷ lục đáng kinh ngạc khi đạt 100 triệu người dùng chỉ trong vòng hai tháng kể từ khi ra mắt công chúng. Đây là tốc độ phát triển nhanh nhất trong lịch sử đối với một ứng dụng công nghệ, vượt qua nhiều nền tảng công nghệ khác”.
Ông Lê Huy Nam – Vụ trưởng Vụ Giáo dục – Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu khai mạc Hội thảo.
Ông Lê Huy Nam nhấn mạnh, câu chuyện của ChatGPT đã cho chúng ta thấy trí tuệ nhân tạo đang hiện hữu và không ngừng phát triển, tác động, ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện, đôi khi khó dự báo tới mọi mặt của đời sống xã hội loài người. Với sự tác động của trí tuệ nhân tạo, tới đây, bên cạnh “học đi đôi với hành”, “lí luận gắn liền với thực tiễn”, rất có thể phải bổ sung một nguyên lí giáo dục mới, đó là: “trí tuệ con người kết hợp với trí tuệ nhân tạo”.
Trong Kết luận số 91-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Bộ Chính trị yêu cầu “Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo”.
Trong đó, nhấn mạnh “đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; phát triển giáo dục số, giáo dục thông minh, giáo dục cá nhân hoá, giáo dục sáng tạo, giáo dục thích ứng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo”.
“Đây là những chủ trương quan trọng của Trung ương, là cơ sở chính trị quan trọng cho những đổi mới mạnh mẽ giáo dục và đào tạo với sự tham gia của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo trong giai đoạn tới.
Đó cũng chính là bối cảnh để Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức Hội thảo khoa học “Đào tạo giáo viên trước tác động của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo”.
Hội thảo tập trung làm rõ xu hướng phát triển công nghệ số và trí tuệ nhân tạo; kinh nghiệm quốc tế, thời cơ, thuận lợi, thách thức và định hướng đối với giáo dục và đào tạo Việt Nam. Thực trạng công tác đào tạo giáo viên trước tác động của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo. Chủ trương, chính sách, nhiệm vụ và giải pháp đào tạo giáo viên trước tác động của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo” – Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Gia Thế – Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cũng bày tỏ, Hội thảo hôm nay diễn ra rất quan trọng và mang tính thời sự trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Gia Thế – Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Gia Thế cho biết: “Khoảng một năm trở lại đây, nhà trường ban hành đề án nghiên cứu và triển khai tích hợp sử dụng một số mô hình trí tuệ nhân tạo trong quản lý, trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ và hiện nay đã triển khai tập huấn, sử dụng trang web trong quản lý đào tạo, trong công tác dịch vụ, hỗ trợ sinh viên…
Đây là những vấn đề mà nhà trường quan tâm, và có lẽ cũng là một vấn đề mà các trường đào tạo giáo viên đặc biệt quan tâm.
Chúng tôi mong muốn và hy vọng Hội thảo này sẽ là một diễn đàn để các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, quản lý, các thầy cô cũng như các sinh viên, học viên cùng nắm bắt.Thông qua đó, chúng ta đón đầu được xu thế vô cùng quan trọng trong bối cảnh đào tạo giáo viên hiện nay.
Xem thêm : Quận Ba Đình giải đáp, gỡ khó cho các trường khi thực hiện nhiệm vụ năm học
Chúng tôi mong muốn, qua Hội thảo, chúng ta cũng sẽ bàn thảo và bước đầu đề xuất được những giải pháp quan trọng cho mô hình đào tạo giáo viên sắp tới. Hơn nữa, chúng tôi mong, trong thời gian tới, chúng ta sẽ có những hợp tác quan trọng, thiết thực hơn nữa, phục vụ cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo (nói riêng) và phát triển đất nước (nói chung)”.
Tại Hội thảo, các diễn giả đã trình bày, chia sẻ nhiều tham luận mang tính thời sự và có ý nghĩa sâu sắc xoay quanh vấn đề đào tạo giáo viên trước thách thức của kỉ nguyên công nghệ số, làm sao để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Chia sẻ tham luận “Trí tuệ nhân tạo, xu hướng phát triển và những tác động tới giáo dục và đào tạo”, Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Hùng – Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhận định: “Tri thức gắn kết cuộc sống là ‘dầu mỏ mới’, AI là động cơ mới, điện năng mới”.
Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Hùng – Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ tham luận.
Từ đó, vị giáo sư đưa ra một số giải pháp dành cho giáo viên, trong đó có đề cập: “Tạo giáo viên ảo hỗ trợ giáo viên thật – Khi giáo viên đã làm chủ công nghệ ChatGPT, họ có đủ trình độ tạo ra giáo viên ảo hỗ trợ trong công tác giảng dạy.
Giáo viên thật sẽ trực tiếp giảng dạy trên lớp học truyền thống, nhưng sau giờ học, học sinh có thể yêu cầu giải đáp những nội dung chưa hiểu hoặc cần đào sâu nâng cao, giáo viên ảo sẽ trả lời thay giáo viên thật”.
Tại Hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiền – Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã chia sẻ tham luận “Đổi mới công tác đào tạo giáo viên của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong thời đại công nghệ số”.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiền – Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Trong đó, đề cập 4 nội dung: Trước hết, tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0; thứ hai, xu thế phát triển đổi mới trong hoạt động giáo dục và đào tạo hiện nay; thứ ba, mô hình và tiếp cận đào tạo giáo viên; thứ tư, một số giải pháp đổi mới công tác đào tạo giáo viên của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiền, tất cả trí tuệ nhân tạo phải “ăn” dữ liệu, dựa trên dữ liệu, vì vậy, hiện nay, trí tuệ nhân tạo tạo sinh đang có khả năng làm trầm trọng hóa hơn khoảng cách giữa các nước phát triển và kém phát triển.
“Vì dữ liệu hiện nay nạp vào ChatGPT hầu hết là dữ liệu từ Tây Âu, Mỹ, các nước khác rất hiếm. Chưa kể, bản thân ChatGPT luôn hiện trạng thái “thông tin dữ liệu này có thể không đúng”, điều đó có nghĩa, dữ liệu xuất ra của ChatGPT có thể không đúng. Mặt khác, có những thông tin mang tính định kiến, ví dụ, khi ta hỏi ChatGPT về những dữ kiện văn hóa, lịch sử Việt Nam, có thể trả lời sẽ không đúng, thậm chí đi ngược lại với đường lối, chủ trương. Đây là điểm phải hết sức lưu ý, đồng thời cũng là thách thức đối với các cán bộ quản lý.
Đồng thời, những thông tin không chính xác đó có thể sẽ tiếp tục tạo thành vòng lặp, càng ngày càng đẩy sự không chính xác lên, tức là làm nhiễu thông tin hoặc càng ngày càng đẩy thông tin xa rời sự thật. Đó là hệ quả nếu chúng ta không cẩn thận khi sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo tạo sinh.
Mặc dù trí tuệ nhân tạo là một công cụ hỗ trợ làm việc hết sức hữu ích, tuy nhiên, phải quay lại một nguyên lý: Muốn dùng được, người dùng phải có đủ phông kiến thức, nếu không cẩn thận, sẽ rất dễ bị “dắt mũi”, gây ra hệ quả nghiêm trọng” – Phó Giáo sư Nguyễn Văn Hiền phân tích thêm.
Bên cạnh đó, vị phó giáo sư cũng chia sẻ về tiếp cận đào tạo giáo viên: “Nếu xét trên khối kiến thức, đào tạo sư phạm hiện nay đều trên 2 khối kiến thức là cơ bản và nghiệp vụ. Căn cứ tương quan trên 2 khối kiến thức này, có 2 loại mô hình đào tạo: Một là đào tạo đồng thời, tức là cùng lúc đào tạo cả kiến thức cơ bản và nghiệp vụ sư phạm. Hai là mô hình nối tiếp, tức là đào tạo kiến thức cơ bản trước, sau đó mới đào tạo nghiệp vụ sư phạm sau.
Hai mô hình này thực chất hiện nay vẫn đang tồn tại trên thế giới và xét cho cùng, mỗi mô hình đều có ưu, nhược điểm nhất định”.
Từ những phân tích về đào tạo giáo viên, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đề xuất một số giải pháp mang tính dài hạn, trung hạn, ngắn hạn: “Về mặt dài hạn thì chúng tôi vẫn xác định là một mô hình đại học cơ bản với các hoạt động từ nghiên cứu, giảng dạy đến cung ứng dịch vụ – đây là những hoạt động cơ bản của một đại học. Tuy nhiên, muốn nâng cấp hơn và đẩy mạnh sự phát triển, nhà trường thúc đẩy theo hướng đại học thông minh, có nghĩa sẽ tích hợp công nghệ vào các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và cung cấp dịch vụ, để tăng giá trị thặng dư của nhà trường.
Trong xu hướng trở thành một đại học thông minh như vậy, sẽ để lại những tác động nào? Nếu có công nghệ tốt, thì các hoạt động đào tạo sẽ ngày càng tích cực hóa, theo thuyết hành vi, theo mô hình học nghề có thể theo hướng cá nhân hóa, theo hướng khám phá.
Thứ hai, khi có công nghệ tích hợp, quá trình đổi mới chương trình đào tạo cũng hết sức kịp thời. Bởi vì, dữ liệu “sống” và được xử lý tốt, thì sẽ có những phản hồi ngay lập tức với quá trình đào tạo nhà trường.
Thứ ba, dễ thúc đẩy được các tiếp cận trả lại tích cực.
Thứ tư, sẽ hỗ trợ các quá trình kết nối đa dạng, đây là một điều hết sức quan trọng. Bởi, trong đào tạo sư phạm thì thực tập sư phạm hay gọi là học tập lâm sàng – là một trải nghiệm rất tốt…
Về giải pháp trung hạn và ngắn hạn, phân tích về chuẩn đầu ra của phẩm chất, năng lực, kỹ năng nghề nghiệp… mỗi trường có cách diễn đạt khác, nhưng về cơ bản, các trường đều đã tiếp cận và phát triển phẩm chất, năng lực. Khi nhìn sâu vào từng phẩm chất, chúng tôi muốn nhấn mạnh thêm, những nội dung cập nhật hơn, ví dụ như năng lực về công nghệ thông tin, truyền thông, về hướng dẫn sử dụng công cụ trí tuệ nhân tạo, khai thác, quản trị một cách thông minh và hiệu quả, hữu ích… thì đây là một nội dung rất cần thiết mà nhà trường nên đưa vào.
Đồng thời, chính sách quản lý phải song hành đi theo. Chúng ta cần sớm có một khung pháp lý về hướng dẫn đưa công cụ trí tuệ nhân tạo vào trong một trường học và sử dụng, đặc biệt là khả năng thẩm định, đánh giá các công cụ hoặc việt hóa công cụ. Điều này là hết sức quan trọng”.
Ông Đặng Hải Lộc – Giám đốc AVG Group cũng trình bày báo cáo tham luận về “Tương lai giáo dục với trợ lý ảo ChatbotAI: đột phá trong tương tác học tập”.
Ông Đặng Hải Lộc – Giám đốc AVG Group.
Xem thêm : Miễn thi ngoại ngữ nhưng không quy đổi điểm xét tốt nghiệp: Phù hợp, công bằng
Tại Hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Minh Đức – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã đại diện nhóm nghiên cứu trình bày báo cáo tại Hội thảo về “Nghiên cứu tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) trong đào tạo giáo viên Ngữ văn tại một số cơ sở đào tạo giáo viên tại Việt Nam”.
Trong phần chia sẻ của mình, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Minh Đức đưa ra một số khuyến nghị: “Thứ nhất, trang bị cơ sở hạ tầng và trang thiết bị.
Thứ hai, đào tạo năng lực sử dụng AI cho giảng viên và sinh viên.
Thứ ba, tích hợp AI trong phát triển chương trình và phương pháp đào tạo.
Thứ tư, xây dựng và ban hành các quy tắc đạo đức và tính trách nhiệm
Thứ năm, tổ chức nghiên cứu và đánh giá.
Thứ sáu, hợp tác và chia sẻ.
Thứ bảy, chính sách hỗ trợ”.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Minh Đức – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Tiến sĩ Kim Mạnh Tuấn – Trường Đại học Giáo dục (Đai học Quốc gia Hà Nội) trình bày tham luận “Quản trị cơ sở giáo dục trong kỉ nguyên của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo: cơ hội, thách thức và những khuyến nghị”.
Tiến sĩ Kim Mạnh Tuấn – Trường Đại học Giáo dục (Đai học Quốc gia Hà Nội).
Cũng trong khuôn khổ Hội thảo, đã diễn ra phiên trao đổi, thảo luận với các nội dung: “Khuôn khổ pháp lí ứng dụng AI; Thách thức, quan điểm và giải pháp của các trường sư phạm; Giáo dục số, giáo dục thông minh; Giáo dục thích ứng và cá nhân hóa với AI; Khung năng lực sử dụng AI trong giáo dục”.
Mỗi nhà trường cần nhanh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa
Phát biểu kết luận Hội thảo, ông Lê Huy Nam cho biết, sau khoảng thời gian làm việc khẩn trương, khoa học, Hội thảo đã được nghe một số ý kiến tham luận về những phương diện quan trọng của AI và ứng dụng AI trong giáo dục và đào tạo nói chung, trong đào tạo giáo viên nói riêng; đồng thời, đã có nhiều ý kiến phát biểu, trao đổi trực tiếp tại Hội thảo, bổ sung thêm nhiều khía cạnh, phương diện. Các tham luận, ý kiến phát biểu, trao đổi đều rất chất lượng, mang đến cho người nghe nhiều thông tin mới, bổ ích.
Ông Lê Huy Nam – Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương tóm tắt một số kết quả nổi bật của Hội thảo.
Ông Lê Huy Nam tóm tắt một số kết quả chính, nổi bật của Hội thảo cùng một số khuyến nghị sau Hội thảo:
Trước hết, phải khẳng định, công nghệ số và trí tuệ nhân tạo thật sự đang hiện hữu trong đời sống xã hội của chúng ta; đang phát triển rất mạnh mẽ, ngày càng thông minh hơn, hoàn thiện hơn. Với sự phát triển đột phá của trí tuệ nhân tạo thời gian qua, nhất là trí tuệ nhân tạo tạo sinh, tới đây, sẽ có những chuyển đổi sâu sắc trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống, xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo.
Thứ hai, trí tuệ nhân tạo đang tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thúc đẩy sự thay đổi toàn diện từ cách dạy, cách học cho đến cách quản trị nhà trường. Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo giúp cá nhân hóa quá trình học tập, tối ưu hóa lộ trình học cho từng học sinh, sinh viên dựa trên năng lực và sở thích. Trí tuệ nhân tạo cũng đồng hành với giáo viên trong việc thiết kế nội dung giảng dạy, quản lý lớp học và đánh giá học sinh xuất sắc hơn. Sự tham gia của trí tuệ nhân tạo góp phần chuyển dịch mạnh mẽ mục tiêu giáo dục từ cung cấp kiến thức sang phát triển năng lực sáng tạo, tư duy phản biện và khả năng thích ứng. Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo sẽ giúp quản trị nhà trường trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn nhờ vào hệ thống giám sát, phân tích dữ liệu thông minh. Đây là những tiềm năng rất lớn của trí tuệ nhân tạo, là cơ hội cho chuyển đổi giáo dục và đào tạo mà chúng ta phải nắm bắt.
Thứ ba, bên cạnh những lợi ích nêu trên, trí tuệ nhân tạo cũng đặt ra nhiều nguy cơ cho giáo dục và đào tạo, như sự lệ thuộc quá mức vào công nghệ, giảm tính sáng tạo tự nhiên của học sinh, và nguy cơ mất đi mối tương tác con người trong quá trình dạy học. Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo thiếu kiểm soát có thể dẫn đến bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục giữa các vùng miền. Để giảm thiểu các tác động tiêu cực này, cần có chiến lược ứng dụng trí tuệ nhân tạo một cách hợp lý, đảm bảo sự cân bằng giữa công nghệ và yếu tố con người, đồng thời trang bị kỹ năng sử dụng công nghệ an toàn cho cả giáo viên và học sinh.
Thứ tư, giáo dục trước tác động của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo, cần tiếp tục giữ vững và phát huy vai trò trung tâm, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; vai trò của người giáo viên trong thiết kế, tổ chức và thúc đẩy các hoạt động học tập cho học sinh trên tinh thần “phát triển trí tuệ của học sinh trên nền tảng của trí tuệ nhân tạo”. Với trí tuệ nhân tạo, con người có nguy cơ giảm tương tác xã hội. Khi đó, nhà trường cần chú trọng giáo dục cảm xúc, giáo dục nhân văn, giáo dục làm người, điều mà trí tuệ nhân tạo không có được.
Thứ năm, việc mỗi cơ sở đào tạo giáo viên, các trường sư phạm xác định thách thức, cơ hội, quan điểm và định hướng công tác đào tạo giáo viên trước tác động của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo là hoạt động rất có ý nghĩa, khởi đầu cho sự chuyển mình của những cái nôi đào tạo giáo viên, tạo sự lan tỏa, triển khai bền vững giáo dục trong kỉ nguyên số và trí tuệ nhân tạo. Mỗi nhà trường cần phải nhanh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, để không bỏ lỡ cơ hội chuyển đổi và bứt phá trong công tác đào tạo giáo viên của nhà trường với sự tham gia của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.
Thứ sáu, Hội thảo khoa học ngày hôm nay với chủ đề “Đào tạo giáo viên trước tác động của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo” là một trong những hoạt động khoa học cụ thể, có ý nghĩa triển khai thực hiện Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện.
Thứ bảy, hy vọng Hội thảo khoa học ngày hôm nay đã mang tới cho các trường sư phạm, các cơ sở giáo dục đại học tham gia đào tạo giáo viên cách nhìn mới về trí tuệ nhân tạo, về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục và đào tạo, về sự cấp bách, cần thiết phải hành động để vượt lên, để chuyển đổi, để công tác đào tạo giáo viên của nhà trường sớm thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.
Bài và ảnh: Mộc Trà
https://giaoduc.net.vn/cac-chuyen-gia-ban-ve-dao-tao-giao-vien-truoc-tac-dong-cua-cong-nghe-so-va-ai-post245805.gd
Nguồn: https://dut.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục