Ngày 05/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 125/2024/NĐ-CPquy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định này thay thế Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2024 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04/10/2018).
- Không tăng chỉ tiêu khi số SV tốt nghiệp có việc làm dưới 70%, CSGDĐH nói gì?
- Ứng viên GS duy nhất năm 2024 của ĐH Duy Tân đã công bố 96 bài báo khoa học
- Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024: Khẳng định chất lượng giáo dục nghề nghiệp Thủ đô
- Trường ĐH Thăng Long chính thức trả lời về các phản ánh, băn khoăn của độc giả
- Tôi cho rằng nếu công tâm 1 tiết vẫn đánh giá đúng năng lực giáo viên dạy giỏi
Theo đó, Nghị định số 125/2024/NĐ-CP có một số nội dung mới, thay đổi cơ bản so với Nghị định số 46/2017/NĐ-CP và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP như sau:
Bạn đang xem: Bổ sung quy định công nhận ĐH vùng, quốc gia, thống nhất tính “độc lập” TTKĐCL
Thứ nhất, cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Chính phủ “lấy doanh nghiệp, người dân làm trung tâm, động lực phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; thúc đẩy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tham gia hoạt động kinh doanh; cắt giảm, đơn giản hóa những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, là rào cản, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người dân trong các văn bản QPPL; bảo đảm tính công khai, minh bạch; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc thực hiện cải cách các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 06/7/2022 phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó kiến nghị cắt giảm, đơn giản hóa đối với 08 ngành nghề kinh doanh quy định tại Nghị định số 46/2017/NĐ-CP và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP, gồm:
Hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non; Hoạt động của cơ sở giáo dục phổ thông; Hoạt động của cơ sở giáo dục thường xuyên; Hoạt động của trường chuyên biệt; Hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; Hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Kiểm định chất lượng giáo dục; Dịch vụ tư vấn du học.
Nhằm thực thi phương án của Thủ tướng Chính phủ về cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 125/2024/NĐ-CP ngày 05/10/2024 thay thế Nghị định số 46/2017/NĐ-CP và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP. Nghị định đã kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, là rào cản, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức.
Trong đó, tập trung sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định về điều kiện kinh doanh đối với 08 ngành nghề kinh doanh nêu trên; quy định bổ sung rõ trình tự thực hiện 06 thủ tục hành chính còn vướng mắc trong triển khai thực hiện trên thực tế; bổ sung các biểu mẫu trong thành phần hồ sơ của 68/198 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đạt 34,3%) và bổ sung quy định về hình thức nộp hồ sơ trực tuyến để kịp thời triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình, tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí cho cá nhân, tổ chức; giảm tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ, công chức và cơ quan hành chính có thẩm quyền khi giải quyết thủ tục hành chính.
Có thể khẳng định, việc ban hành Nghị định 125/2024/NĐ-CP đã đạt mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khắc phục được nhiều quy định còn hạn chế, bất cập của các quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP, đồng thời, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Thứ hai, công nhận đại học vùng, đại học quốc gia
Tại Nghị định số 125/2024/NĐ-CP có một nội dung mới so với quy định tại Nghị định số 46/2017/NĐ-C và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP đó là Nghị định đã bổ sung quy định về điều kiện, thẩm quyền, thủ tục công nhận đại học vùng, đại học quốc gia.
Cụ thể tại Điều 104 Nghị định số 125/2024/NĐ-CP quy định 03 nhóm điều kiện để công nhận đại học vùng, đại học quốc gia gồm:
Đại học và các trường đại học thành viên (nếu có) đạt tất cả các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn cơ sở giáo dục đại học đối với cơ sở đào tạo tiến sĩ và được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Đang đào tạo tới trình độ tiến sĩ các ngành thuộc đủ các lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, Toán và thống kê, Kỹ thuật, Máy tính và công nghệ thông tin, Khoa học xã hội và hành vi, Nhân văn, Kinh doanh và quản lý;
Có đề án phát triển thành đại học vùng, đại học quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, quy hoạch vùng. Nội dung đề án cần nêu rõ: sự cần thiết phát triển thành đại học vùng, đại học quốc gia; mục tiêu phát triển thành đại học vùng, đại học quốc gia; các chỉ tiêu cần đạt để đại học có đủ năng lực thực hiện vai trò, sứ mệnh của đại học vùng, đại học quốc gia; các nhiệm vụ, giải pháp, nguồn lực và lộ trình thực hiện đề án để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.
Đồng thời, Nghị định cũng quy định trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức góp ý, thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Ảnh minh họa: TDTU
Việc bổ sung quy định công nhận đại học vùng, đại học quốc gia vào Nghị định này nhằm thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, cũng như để phù hợp với vai trò, vị trí, chức năng của đại học vùng, đại học quốc gia; hình thành đại học vùng, đại học quốc gia trên cơ sở công nhận đại học thành đại học vùng hoặc đại học quốc gia (các đại học này đã được thành lập và đang hoạt động theo quy định, nên việc đặt ra vấn đề thành lập lại là không phù hợp). Việc hình thành đại học vùng, đại học quốc gia theo hướng này nhằm tận dụng những nguồn lực, thành tựu và ưu thế sẵn có của đại học, để bảo đảm ngay sau khi được hình thành thì đại học vùng, đại học quốc gia có đủ điều kiện để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, sứ mệnh được giao.
Thứ ba, về tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
Việc thành lập, cho phép thành lập; đăng ký hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; đăng ký bổ sung hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động ở Việt Nam được quy định tại Chương VII Nghị định 46/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 135) đến nay đã hơn 6 năm triển khai thực hiện.
Cùng với sự ra đời của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 và Luật Giáo dục năm 2019, cũng như kinh nghiệm triển khai nghị định số 46/2017/NĐ-CP và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP cho thấy có một số quy định liên quan đến tổ chức kiểm định cần được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ để phù hợp với bối cảnh thực tiễn.
Vì vậy, tại Nghị định số 125, điều kiện thành lập, cho phép thành lập đối với tổ chức kiểm định trong nước đã được sửa đổi bổ sung phù hợp với quy định của 02 Luật theo hướng quy định cụ thể tường minh các điểu kiện, bảo đảm tính khả thi và thực chất phù hợp với mô hình tổ chức công, tư theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo đó, tháo gỡ khó khăn do cách hiểu của xã hội chưa thống nhất về việc “độc lập” đối với các tổ chức kiểm định công lập, không làm phát sinh tình huống phức tạp khi phải xây dựng cơ chế đặc thù đối với tổ chức công lập. Tổ chức kiểm định công hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập độc lập tự chủ cấp độ 1 theo quy định chung.
Bên cạnh các nội dung quy định điều kiện đối với tổ chức kiểm định trong nước, điểu kiện để tổ chức kiểm định nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam được sửa đổi theo hướng cụ thể và chặt chẽ hơn để bảo đảm sự công bằng giữa các tổ chức kiểm định trong nước và nước ngoài, với nội dung quy định về điều kiện rõ ràng minh bạch góp phần giảm thời gian giải trình về hồ sơ do sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ đối với một tổ chức nước ngoài có nguyện vọng hoạt động tại Việt Nam.
Về thủ tục cho phép hoạt động kiểm định cũng được quy định rõ ràng, giảm thời gian thực hiện thủ tục và có hướng dẫn biểu mẫu cụ thể về trình tự thực hiện thủ tục hành chính. Ngoài ra tại Nghị định mới đã bỏ một số nội dung quy định không phù hợp về việc giải thể tổ chức kiểm định; hầu hết các thủ tục liên quan đều được “mẫu hóa” và bổ sung hình thức nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến. Những sự thay đổi này phù hợp với chủ trương chính sách thúc đẩy dịch vụ công và đơn giản hóa thủ tục hành chính của Chính phủ.
Thứ tư, một số nội dung khác
Đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông:
– Về điều kiện thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, Nghị định đã chỉnh sửa điều kiện này theo hướng đề án thành lập trường phải “phù hợp với quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan của địa phương” để phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch.
– Về điều kiện cho phép cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông hoạt động giáo dục: Nghị định quy định các điều kiện cơ bản về đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình giáo dục; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, còn những tiêu chuẩn, yêu cầu cụ thể, mang tính chuyên môn, kỹ thuật sẽ được thực hiện theo văn bản chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục, nhằm: phù hợp với thẩm quyền quy định về tiêu chuẩn, định mức về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, chương trình giáo dục, tài liệu giảng dạy, học tập và đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý tại Điều 104 Luật Giáo dục; bảo đảm tính linh hoạt trong trường hợp cần điều chỉnh các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị, nhà giáo, cán bộ quản lý… phù hợp với việc thay đổi, bổ sung, điều chỉnh chương trình giáo dục theo yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Đồng thời, bổ sung quy định: “Đối với khu vực nội thành của các đô thị loại đặc biệt, có thể thay thế diện tích khu đất xây dựng trường bằng diện tích sàn xây dựng và phải bảo đảm diện tích sàn xây dựng không thấp hơn diện tích đất bình quân tối thiểu cho một trẻ em/học sinh theo quy định”.
Xem thêm : Vào top 500 thế giới, trường ĐH nước ngoài mới được lập phân hiệu ở Việt Nam
Lý do là vì tại các khu vực đô thị mới, địa bàn đông dân cư đang gặp tình trạng quá tải trưởng học, trong khi đó diện tích đất để xây dựng các cơ sở giáo dục tại các khu vực này ngày càng hạn chế. Vì vậy, bổ sung quy định này nhằm khắc phục phần nào những hạn chế này tại các khu vực đô thị có mật độ dân số cao, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Để bảo đảm nguyên tắc nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư, không phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, Nghị định đã quy định mức vốn đầu tư để cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trong nước hoạt động tương tự như mức vốn để cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động. Việc quy định cụ thể về mức vốn bảo đảm hoạt động của trường nhằm bảo đảm các cơ sở giáo dục có đủ nguồn lực tài chính để tổ chức các hoạt động giáo dục cũng như duy trì và phát triển hoạt động của nhà trường; là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào việc bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; tăng cường vai trò và trách nhiệm của nhà đầu tư khi hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên:
Nghị định số 125 đã quy định điều kiện, thẩm quyền, thủ tục thành lập một số loại hình cơ sở giáo dục thường xuyên mới theo quy định của Luật Giáo dục 2019, gồm: trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên. Đặc biệt, Nghị định đã làm rõ một số loại hình trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên như sau: trung tâm ngoại ngữ, tin học; trung tâm ngôn ngữ và văn hóa; trung tâm giáo dục kỹ năng sống; trung tâm bồi dưỡng kiến thức văn hóa, nghệ thuật và các trung tâm khác thực hiện chương trình, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực làm việc, cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết trong cuộc sống đáp ứng nhu cầu người học.
Đối với trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, Nghị định đã đơn giản hóa quy trình thành lập trung tâm (chuyển từ quy trình thành lập trung tâm theo 02 bước thành lập và cho phép hoạt động giáo dục thành quy trình 01 bước để phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 65 Luật Giáo dục.
Trường chuyên biệt: Bổ sung quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục thành lập và cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường dự bị đại học; trường năng khiếu nghệ thuật, trường lớp dành cho người khuyết tật để thống nhất với quy định của Luật Giáo dục (Điều 61 đến Điều 63).
Trường cao đẳng sư phạm; cơ sở giáo dục đại học
Đối với trường cao đẳng sư phạm: Nghị định điều chỉnh quy định về diện tích đất xây dựng trường cao đẳng sư phạm để thống nhất với điều kiện về diện tích đất xây dựng trường cao đẳng thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp như sau: “02 ha đối với khu vực đô thị hoặc 04 ha đối với khu vực ngoài đô thị.”. Đối với trường tư thục, để bảo đảm về nguồn vốn của nhà đầu tư khi đăng ký thành lập trường, bổ sung quy định: “Vốn đầu tư xây dựng trường tư thục phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận”.
Đối với quy định điều kiện để trường được cấp giấy đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, Nghị định quy định theo hướng cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý phải đáp ứng yêu cầu hoạt động đối với ngành, lĩnh vực dự kiến đào tạo, quy mô dự kiến tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; có chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu về khối lượng kiến thức tối thiểu và năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp; giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo.
Đồng thời, bổ sung quy định về thẩm quyền, trình tự sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học để đáp ứng yêu cầu hiện nay có một số trường cao đẳng mong muốn được sáp nhập vào trường đại học nhưng không có quy định để thực hiện; bỏ quy định về thành lập, giải thể phân hiệu của trường cao đẳng sư phạm vì hiện nay số lượng các trường cao đẳng sư phạm còn rất ít và xu hướng hiện tại có một số trường cao đẳng sư phạm mong muốn được sáp nhập vào cơ sở giáo dục đại học.
Đối với trường đại học, Nghị định quy định điều kiện cho phép trường đại học hoạt động đào tạo theo hướng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu, đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý phải đáp ứng yêu cầu hoạt động đối với các ngành, lĩnh vực dự kiến đào tạo, quy mô dự kiến tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định này phù hợp với quy định tại Điều 104, 105 Luật Giáo dục về nội dung và thẩm quyền quản lý nhà nước về giáo dục.
Đồng thời, Nghị định đã bổ sung thêm 02 trường hợp bị đình chỉ hoạt động để tăng cường trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong bảo đảm chất lượng đào tạo của cơ sở và phân hiệu[4].
Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
Bổ sung đối tượng được kinh doanh dịch vụ tư vấn du học là chi nhánh của doanh nghiệp để phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp là chi nhánh của doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp. Đồng thời, quy định cụ thể thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học (05 năm) để nâng cao trách nhiệm cũng như chất lượng của tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học và gia hạn quyết định cho phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
Linh An
https://giaoduc.net.vn/bo-sung-quy-dinh-cong-nhan-dh-vung-quoc-gia-thong-nhat-tinh-doc-lap-ttkdcl-post246100.gd
Nguồn: https://dut.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục