Các chuyên gia thường nhấn mạnh rằng sức khỏe con người có liên quan chặt chẽ với thói quen tập thể dục thường xuyên. Việc thiếu tập thể dục không chỉ làm tăng nguy cơ mất kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Hơn nữa, hệ thống miễn dịch cũng bị suy yếu đáng kể. Về lâu dài, các khớp có thể bị rối loạn chức năng, gây ra tình trạng cứng khớp và teo cơ.
Tuy nhiên, nếu đi bộ – vốn được công nhận là hình thức tập luyện đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả – cũng dẫn đến 4 vấn đề sau, bạn cần cảnh giác theo dõi và đi khám kịp thời. Ngược lại, nếu bạn không có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, chứng tỏ bạn vẫn khỏe mạnh và xứng đáng được chúc mừng.
Bạn đang xem: Sau 65 tuổi, bất kể nam hay nữ, khi đi bộ mà không xuất hiện 4 “mầm bệnh” này thì xin chúc mừng
Một số người bị đau ngực và tức ngực chỉ sau vài bước đi. Khi họ cố gắng tiếp tục, cảm giác khó chịu có thể trở nên nghiêm trọng đến mức họ buộc phải dừng lại và nghỉ ngơi. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch vành.
Bệnh này xảy ra khi động mạch vành bị hẹp hoặc tắc nghẽn do mảng bám tích tụ trên thành mạch máu. Bình thường, động mạch mềm và linh hoạt, nhưng theo thời gian, chúng trở nên hẹp và cứng hơn do tích tụ cholesterol và các chất khác, gây ra tình trạng gọi là xơ vữa động mạch.
Khi bệnh tiến triển, lưu lượng máu qua các động mạch bị tắc nghẽn, khiến cơ tim không được cung cấp đủ máu và oxy cần thiết. Điều này có thể dẫn đến đau thắt ngực hoặc đau tim. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể đe dọa tính mạng.
Đi bộ là một hình thức tập thể dục nhịp điệu giúp cơ thể đốt cháy calo và thúc đẩy quá trình trao đổi chất oxy. Thông thường, hoạt động này không gây chóng mặt hoặc đau đầu.
Nếu bạn cảm thấy không vững hoặc mất thăng bằng khi đi bộ, có thể hệ thần kinh trung ương của bạn đã bị tổn thương. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống và tránh các loại thực phẩm nhiều chất béo. Tiểu não, bộ phận giúp duy trì sự cân bằng của cơ thể, khi gặp vấn đề sẽ khiến người bệnh khó di chuyển và gây ra những cử động bất thường.
Xem thêm : Những lợi ích sức khỏe bất ngờ của vitamin D
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy chóng mặt nghiêm trọng, kèm theo đau đầu khi đi bộ, thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cụ thể, hiện tượng này cũng có thể liên quan đến bệnh mạch máu não, trong đó chóng mặt có thể là dấu hiệu sớm của đột quỵ.
Khi đi bộ, nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường ở khớp, thì đó có thể là dấu hiệu cần cảnh báo. Một số người có thể cảm thấy đau đột ngột ở khớp gối, bị rối loạn vận động hoặc đau dữ dội ở lưng dưới và chân, cản trở các hoạt động hàng ngày.
Nguy cơ mắc các bệnh như loãng xương, thoái hóa khớp tăng theo tuổi tác, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Run là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh Parkinson. Nó thường xảy ra ở cổ tay, ngón tay, bàn tay hoặc bàn chân. Đối với một số bệnh nhân, run có thể lan sang các vùng khác như môi, lưỡi và cằm.
Nếu bạn cảm thấy cơ thể bị run khi đi bộ, đừng bỏ qua mà hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kịp thời. Thoái hóa thần kinh nếu không được kiểm soát sớm có thể tiến triển nặng, khiến người bệnh khó có thể nghỉ ngơi, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động hàng ngày. Việc phát hiện và điều trị sớm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh Parkinson.
Tham khảo ý kiến chuyên gia để được tư vấn
Người cao tuổi nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu chương trình đi bộ để xác định mức độ hoạt động phù hợp. Điều này đặc biệt quan trọng vì nhiều người cao tuổi mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim, viêm khớp hoặc các vấn đề về hô hấp. Tập thể dục không đúng cách, quá sức hoặc cường độ cao trong thời gian dài có thể dẫn đến chấn thương hoặc làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Xem thêm : Người đàn ông bị thủng khí quản do làm việc này trong lúc hắt hơi
Ngay cả khi bạn không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào. Kiểm tra sức khỏe tổng quát cũng là một cách tốt để đảm bảo an toàn trước khi lựa chọn một môn thể thao hoặc hình thức tập luyện.
Hãy lắng nghe cơ thể bạn khi tập thể dục
Mặc dù đi bộ có thể trở thành thói quen hàng ngày, người cao tuổi vẫn cần lắng nghe cơ thể mình. Tốc độ đi bộ lý tưởng là khi bạn cảm thấy hơi mệt nhưng vẫn có thể trò chuyện bình thường. Nếu bạn cảm thấy khó thở, đau hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác khi tập thể dục, hãy dừng lại và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
Thời gian đi bộ đều đặn và không quá dài
Theo khuyến cáo của Úc về hoạt động thể chất, người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày cho hoạt động thể chất cường độ vừa phải. Trước khi bắt đầu, người cao tuổi nên khởi động kỹ và thực hiện các bài tập kéo giãn trước và sau khi đi bộ.
Người cao tuổi có thể lựa chọn đi bộ với tốc độ đều trong thời gian dài hoặc chia thành các khoảng thời gian ngắn, kết hợp với đi bộ nhanh, đi bộ lên dốc hoặc lên cầu thang để cải thiện sức khỏe. Các hoạt động này đều giúp cải thiện thể lực và duy trì sức khỏe tốt.
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/sau-65-tuoi-bat-ke-nam-hay-nu-khi-di-bo-ma-khong-xuat-hien-4-mam-benh-nay-thi-xin-chuc-mung-172240913091845218.htm
Nguồn: https://dut.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang
This post was last modified on %s = human-readable time difference 21:22
Cháo cá chép không chỉ tốt cho bà bầu mà còn siêu bổ dưỡng cho…
Trứng mực là một trong những loại hải sản thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều…
Hình ảnh hoa chào ngày mới đẹp và lãng mạn nhất kèm theo những lời…
Vết cắt chảy máu nghiêm trọng có thể gây mất máu và nhiễm trùng nếu…
Tóc đẹp Free Fire ❤️️ 48+ Mẫu tóc FF mới nhất dành cho nữ và…
Masew là ai? Tiểu sử của phù thủy phối khí của Việt Nam? Khi nhắc…