Các vấn đề về sức khỏe như bệnh mãn tính, suy nhược, căng thẳng, trầm cảm, ngưng thở khi ngủ, tác dụng phụ của thuốc, thói quen sinh hoạt không khoa học như sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ, môi trường ngủ kém thoải mái cũng có thể khiến giấc ngủ của bạn không sâu.
Nguyên nhân gây mất ngủ không yên
Tất cả mọi người và mọi lứa tuổi đều có thể trải qua giấc ngủ không yên. Tình trạng này có thể kéo dài vài đêm, vài tuần hoặc có thể kéo dài đến vài tháng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần và sức khỏe của người bệnh.
Bạn đang xem: Biện pháp khắc phục giấc ngủ chập chờn
Xem thêm : 2 cách làm muối Tây Ninh chuẩn vị tại nhà không cần chất bảo quản
Dưới đây là một số lý do chính:
- Căng thẳng: Khi thường xuyên gặp căng thẳng, áp lực từ công việc cũng như nhiều vấn đề trong cuộc sống, lượng hormone có thể chuyển hóa thành melatonin sẽ giảm đi và người bệnh sẽ khó ngủ hơn bình thường.
- Thay đổi nội tiết tố: Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh, sự thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, thường gặp nhất là khó đi vào giấc ngủ và ngủ không sâu.
- Do tuổi tác: Càng lớn tuổi, bạn càng ngủ ít.
- Thói quen sinh hoạt không khoa học như ăn khuya, ăn đồ nhiều dầu mỡ, sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ.
- Mắc các bệnh suy tuần hoàn não, viêm xoang, viêm dạ dày, bệnh tim mạch, huyết áp.
Cách khắc phục và hạn chế tình trạng mất ngủ
- Tạo thói quen ngủ đều đặn để thiết lập đồng hồ sinh học của cơ thể bạn. Duy trì một lịch trình ngủ cố định, đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày ngay cả vào cuối tuần giúp điều chỉnh nhịp sinh học, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và thức dậy sảng khoái hơn.
- Tạo không gian ngủ thoải mái bằng cách giữ cho căn phòng yên tĩnh, thoáng mát và đủ ánh sáng. Sử dụng rèm, bịt mắt để hạn chế ánh sáng và bịt tai để giảm tiếng ồn xung quanh. Hãy chọn loại nệm và gối phù hợp để giúp cơ thể thư giãn hơn khi ngủ.
- Kiểm soát căng thẳng vì đây là nguyên nhân chính gây rối loạn giấc ngủ. Bạn có thể thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền, thở sâu, viết nhật ký, nghe nhạc nhẹ, tắm nước ấm, để thư giãn đầu óc và chuẩn bị cho một giấc ngủ ngon.
- Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ để giúp hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh. Những loại ánh sáng này có thể cản trở việc sản xuất melatonin – loại hormone điều hòa giấc ngủ. Không sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ.
- Tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ với các bài tập nhẹ nhàng như yoga, giãn cơ hay thiền giúp cơ thể và tinh thần thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tránh vận động mạnh trong vòng 2-3 tiếng trước khi đi ngủ, vì chúng kích thích cơ thể, khiến bạn tỉnh táo một cách không cần thiết.
Xem thêm : Giá ốc tỏi bao nhiêu tiền 1kg hiện nay? (Địa điểm và cách chọn)
Tạo thói quen ngủ đều đặn để thiết lập đồng hồ sinh học của cơ thể bạn.
- Sử dụng một số loại đồ uống có tác dụng an thần và hỗ trợ sản xuất hormone điều hòa giấc ngủ. Chẳng hạn như nước cam mật ong, trà tim sen, trà quế, trà bạc hà, sữa nghệ, nhụy hoa nghệ tây pha vào nước uống hàng ngày.
- Bạn không nên chơi thể thao nặng vào buổi tối. Trước khi đi ngủ, bạn có thể tắm nước ấm và massage nhẹ nhàng để tạo cảm giác thư giãn.
- Phòng ngủ nên thoáng mát, yên tĩnh, có giường, gối êm ái và ánh sáng dịu nhẹ.
- Tránh lạm dụng thuốc ngủ, chỉ sử dụng khi cần thiết và hỏi ý kiến bác sĩ.
Bác sĩ. Vũ Tú
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/bien-phap-khac-phuc-giac-ngu-chap-chon-172241017213902867.htm
Nguồn: https://dut.edu.vn
Danh mục: Cẩm nang
This post was last modified on %s = human-readable time difference 11:41