Theo quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên có thêm 09 nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư.
Các tân phó giáo sư của nhà trường năm 2024 gồm các thầy, cô công tác ở các ngành/chuyên ngành: Vật lý/Vật lý chất rắn; Hóa học/Hóa lí thuyết và Hóa lí; Sinh học/Công nghệ sinh học; Sinh học/Sinh dược học; Khoa học Giáo dục/Giáo dục học đại cương; Khoa học Giáo dục/Lý luận và Phương pháp dạy bộ môn Vật lí. Đó là, cô Đỗ Thị Huế; cô Nguyễn Thị Thu Ngà; thầy Nguyễn Quốc Dũng; thầy Nguyễn Đức Hùng; thầy Hoàng Phú Hiệp; cô Hà Thị Kim Linh; cô Đỗ Thùy Chi; cô Nguyễn Thị Ngọc.
Bạn đang xem: 9 thầy cô của Trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên đạt chuẩn PGS năm 2024
Từ trái qua phải (những thầy cô nhận hoa) là: cô Đỗ Thị Huế; cô Nguyễn Thị Thu Ngà; thầy Nguyễn Quốc Dũng; thầy Nguyễn Đức Hùng; thầy Hoàng Phú Hiệp; cô Hà Thị Kim Linh; cô Đỗ Thùy Chi; cô Nguyễn Thị Ngọc. (Ảnh: website nhà trường)
Tân Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Thùy Chi (sinh năm 1982, quê ở tỉnh Thái Nguyên), giảng viên chính tại Khoa Vật lý, Phó Trưởng phòng Phòng Hành chính – Tổ chức, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.
Trước đó, cô Chi nhận bằng tiến sĩ chuyên ngành Vật lý chất rắn, ngành Vật lý tại Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công Nghệ Việt Nam.
Tân Phó Giáo sư Đỗ Thùy Chi có hướng nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu chế tạo các cảm biến quang tử sử dụng quang phổ Raman tăng cường bề mặt định hướng ứng dụng cho kiểm soát an toàn thực phẩm; nghiên cứu đặc tính hấp thụ tuyệt đối sóng điện từ của Vật liệu biến hóa có cấu trúc đa lớp.
Cô Chi đã hoàn thành 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ; xuất bản 2 sách thuộc nhà xuất bản có uy tín. Cô Chi có hơn 60 bài báo khoa học được công bố, trong đó có 6 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín và là tác giả chính.
Trong quá trình công tác, cô Chi đạt được nhiều thành tích ấn tượng như: nhận bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hai năm liên tục; bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Giỏi việc trường – Đảm việc nhà”; bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn; bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
Tân Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Dũng (sinh năm 1982, quê ở tỉnh Hà Nam).
Theo bản đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư năm 2024, thầy Dũng từng là giảng viên, Trưởng Bộ môn Hóa – Sinh tại Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội.
Từ tháng 09/2015 đến nay, thầy Dũng là giảng viên, trợ lý công tác sinh viên, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.
Trước đó, thầy Dũng tốt nghiệp tiến sĩ ngành Khoa học vật liệu tại Trường Đại học Quốc gia Chungnam, Hàn Quốc (năm 2013).
Hướng nghiên cứu chính của thầy Dũng là cảm biến (cảm biến khí, cảm biến điện hóa); nghiên cứu chế tạo vật liệu sắt từ, sắt điện, vật liệu cấu trúc nano và ứng dụng trong lưu trữ dữ liệu, hấp phụ, quang xúc tác, dự trữ năng lượng, y sinh, xử lý môi trường.
Với các hướng nghiên cứu chủ yếu kể trên, tân Phó Giáo sư Nguyễn Quốc Dũng đã công bố 55 bài báo khoa học. Trong đó, với hướng nghiên cứu về cảm biến, thầy Dũng có 17 bài báo khoa học được công bố, trong đó có 5 bài báo được đăng trên tạp chí quốc tế có uy tín thuộc danh mục ISI/Scopus và là tác giả chính sau tiến sĩ. Còn với hướng nghiên cứu chế tạo vật liệu, thầy Dũng có 38 bài báo khoa học được công bố, trong đó có 03 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế uy tín thuộc danh mục ISI/Scopus và là tác giả chính sau tiến sĩ.
Tân Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Thị Kim Linh (sinh năm 1978, quê ở tỉnh Thái Nguyên), hiện đang là Phó Trưởng khoa Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.
Tân Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Thị Kim Linh. (Ảnh: website nhà trường)
Cô Linh nhận bằng tốt nghiệp đại học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Sau đó, cô Linh tốt nghiệp thạc sĩ và tiến sĩ tại Đại học Thái Nguyên.
Xem thêm : Vụ trưởng Vụ Thư viện khuyên thế hệ trẻ “hãy đọc sách mỗi ngày”
Hướng nghiên cứu chủ yếu của cô Linh là giáo dục giá trị văn hoá dân tộc; hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường; phát triển năng lực giảng viên, giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Cô Linh có 43 bài báo khoa học được công bố, trong đó cô là tác giả chính 4 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín; xuất bản 06 sách thuộc nhà xuất bản có uy tín.
Quá trình công tác tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, cô Linh đã tham gia, làm phó trưởng tiểu ban xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ như. Trong đó, cô Linh tham gia xây dựng chương trình cử nhân sư phạm tâm lý – giáo dục; chương trình cử nhân sư phạm tâm lý – giáo dục (Ngành Giáo dục học), Tâm lý học giáo dục, Quản lý giáo dục; chương trình cử nhân Giáo dục học, Tâm lý học giáo dục; cô Linh làm phó trưởng tiểu ban chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ Quản lý giáo dục và chương trình đào tạo tiến sĩ: Quản lý giáo dục, Lý luận và Lịch sử giáo dục.
Tân Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Phú Hiệp (sinh năm 1984, quê ở tỉnh Hà Nam), giảng viên Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.
Năm 2008, thầy Hiệp tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Di truyền học tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.
Cũng tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái nguyên, năm 2013, thầy Hiệp nhận bằng tiến sĩ chuyên ngành Di truyền học.
Hướng nghiên cứu chủ yếu của thầy Hiệp là ứng dụng Công nghệ sinh học trong bảo tồn và lưu giữ nguồn gen thực vật; nghiên cứu các chất có hoạt tính sinh học và định hướng ứng dụng.
Tân Phó Giáo sư Hiệp đã hoàn thành 01 đề tài cấp bộ; 01 đề tài cấp đại học; 01 đề tài cấp cơ sở. Tất cả các đề tài đều xếp loại xuất sắc.
Thầy Hiệp cũng đã công bố 59 bài báo khoa học trên các tạp chí và trong kỷ yếu hội nghị khoa học công nghệ, trong đó có 12 bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế uy tín (ISI và scopus), 01 bài báo quốc tế, 26 bài báo đăng trên tạp chí khoa học quốc gia và 20 bài đăng trên kỷ yếu hội nghị – hội thảo quốc gia, quốc tế. Ngoài ra, thầy Hiệp còn tham gia biên soạn 05 sách giáo trình phục vụ đào tạo.
Trong quá trình công tác, thầy Hiệp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo tặng tập thể tác giả đạt giải nhất Giải thưởng “Khoa học và công nghệ dành cho giảng viên trẻ trong các cơ sở giáo dục đại học” năm 2018.
Tân Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Thị Huế (sinh năm 1987, quê ở tỉnh Thái Bình), giảng viên chính Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.
Theo bản đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư, cô Huế nhận bằng tiến sĩ chuyên ngành Vật lý chất rắn, ngành Vật lý tại Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Cô Huế chủ yếu nghiên cứu về chế tạo, tính chất quang và ứng dụng của các cấu trúc nano đơn lớp; nghiên cứu chế tạo, tính chất quang và ứng dụng của các cấu trúc nano đa lớp.
Tân Phó Giáo sư đã công bố 41 bài báo khoa học, trong đó 13 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín. Cụ thể, với hướng nghiên cứu về chế tạo, tính chất quang và ứng dụng của các cấu trúc nano đơn lớp, cô Huế có 30 bài báo khoa học công bố, trong đó có 07 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế có uy tín thuộc danh mục Scopus mà cô Huế là tác giả chính. Còn với hướng nghiên cứu chế tạo, tính chất quang và ứng dụng của các cấu trúc nano đa lớp, cô Huế có 11 bài báo khoa học công bố.
Ngoài ra, cô Huế được nhận giấy khen của Đại học Thái Nguyên vì có nhiều công bố trên tạp chí khoa học uy tín; được Bộ Giáo dục và Đào tạo khen vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hai năm liên tục.
Tân Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Hùng (sinh năm 1986, quê ở huyện Thạch Thất, Hà Nội), Trợ lý đào tạo sau đại học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.
Trước đó, thầy Hùng nhận bằng tiến sĩ ngành Dược học tại Trường Đại học Bourgogne Franche – Comté, Cộng hòa Pháp.
Hướng nghiên cứu chủ yếu của thầy Hùng là nghiên cứu phát hiện các hợp chất saponin mới có nguồn gốc từ thực vật, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cây thảo dược phục vụ chăm sức khỏe cộng đồng; nghiên cứu nâng cao khả năng hấp thụ và chuyển hóa curcumin trong đường tiêu hóa nhằm phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Trong quá trình nghiên cứu, thầy Hùng đã thực hiện và hoàn thành 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, công bố 39 bài báo và báo cáo khoa học. Cụ thể, với hướng nghiên cứu phát hiện các hợp chất saponin mới có nguồn gốc từ thực vật, thầy Hùng có 33 bài báo khoa học được công bố, trong đó có 10 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí quốc tế uy tín (5 bài thuộc danh mục SCIE (Q1, Q2) và 5 bài thuộc danh mục SCIE (Q3, Q4).
Với hướng nghiên cứu nâng cao khả năng hấp thụ và chuyển hóa curcumin trong đường tiêu hóa, thầy Hùng có 06 bài báo khoa học được công bố, trong đó có 01 bài được đăng trên tạp chí quốc tế uy tín.
Xem thêm : Thuê nhà dân 200 nghìn/ca, nhiều GV trường công tha hồ dạy học sinh chính khóa
Tân Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Linh (sinh năm 1982, quê ở tỉnh Bắc Ninh), Phó Trưởng Bộ môn Phương pháp dạy học Vật lý, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.
Thầy Linh chia sẻ với các thầy cô Trường Trung học phổ thông Chuyên Thái Nguyên về giáo dục STEM. (Ảnh: website Trường Trung học phổ thông Chuyên Thái Nguyên).
Trước khi công tác tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, từ năm 2004 đến năm 2010, thầy Linh là giáo viên Trường Trung học phổ thông Lê Văn Thịnh, tỉnh Bắc Ninh.
Thầy Linh nhận bằng thạc sĩ tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, tốt nghiệp tiến sĩ tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Tân Phó Giáo sư Nguyễn Quang Linh có các hướng nghiên cứu chính gồm: dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học; dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục theo giáo dục STEM.
Thầy Linh đã công bố 43 bài báo khoa học, trong đó có 06 bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế uy tín.
Trong quá trình công tác tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, thầy Linh được nhận 01 bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hai năm học liên tiếp (2015-2016 và 2016-2017); 01 giấy khen của Giám đốc Đại học Thái Nguyên về việc đã có thành tích xuất sắc trong công bố quốc tế năm học 2018-2019 và 01 giấy khen của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên về việc đã có thành tích xuất sắc trong công bố quốc tế năm học 2022-2023.
Tân Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Ngà (sinh năm 1980, quê ở tỉnh Hải Dương), Giảng viên chính tại Khoa Sinh học, Trợ lý khảo thí, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.
Cô Ngà đã công tác tại khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên từ năm 2005 đến nay, trong đó tổng số thời gian trực tiếp tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên là 17 năm (từ năm 2007 đến nay)
Cô Ngà tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Di truyền học tại Đại học Thái Nguyên. Cô có hướng nghiên cứu chủ yếu về ứng dụng công nghệ tế bào thực vật trong nhân giống in vitro cây dược liệu, cây hoa cảnh và cải thiện tính chống chịu của cây nông nghiệp; nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gene thực vật.
Kết quả quá trình nghiên cứu cho thấy, với hướng nghiên cứu về ứng dụng công nghệ tế bào thực vật, cô Ngà có 19 bài báo khoa học được công bố; với hướng nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gene thực vật, cô Ngà có 31 bài báo khoa học được công bố.
Trong phần tự khai theo tiêu chuẩn chức danh, trên cương vị là Trợ lý khảo thí, cô Ngà luôn ý thức được trách nhiệm của mình đối với tập thể Khoa, thực hiện tốt các kế hoạch chuyên môn và các nhiệm vụ khác của trường đối với lĩnh vực được giao phụ trách. Tích cực tham gia các hoạt động tự đánh giá trường, đánh giá ngoài và tự đánh giá chương trình đào tạo; duy trì đoàn kết, nề nếp, kỷ cương trong khoa.
Tân Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc (sinh năm 1982, quê ở tỉnh Thái Nguyên), Giảng viên chính, Trưởng Bộ môn Khoa học giáo dục, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.
Cô Ngọc được cấp bằng tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và Lịch sử giáo dục tại Đại học Thái Nguyên.
Hai hướng nghiên cứu chủ yếu của cô Ngọc gồm: nghiên cứu về lí luận giáo dục (tập trung vào các vấn đề như giáo dục gia đình, giáo dục quyền và bổn phận trẻ em, giáo dục kỹ năng sống đặc biệt là kỹ năng giao tiếp; tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh; và nghiên cứu về lí luận dạy học (tập trung nghiên cứu về vấn đề bồi dưỡng giáo viên; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và giáo dục trong nhà trường đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục).
Tân Phó Giáo sư Ngọc đã công bố 36 bài báo khoa học trong nước và quốc tế, trong đó có 05 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế uy tín (04 bài là tác giả số 1 và 01 bài là đồng tác giả).
Trong quá trình công tác, cô Ngọc vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2017-2018 đến năm học 2018-2019; danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học 2021-2022 và năm học 2022-2023.
Ngọc Mai
https://giaoduc.net.vn/9-thay-co-cua-truong-dai-hoc-su-pham-dai-hoc-thai-nguyen-dat-chuan-pgs-nam-2024-post247394.gd
Nguồn: https://dut.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục
This post was last modified on 28/11/2024 07:41
Trong hai ngày 26 và 27/11, Tổ chức ICDL đã tổ chức thành công Diễn…
Theo đó, về đội ngũ giảng viên, Thông tư bổ sung quy định: Giảng viên…
Từ năm 2025, thí sinh sẽ được tuyển sinh bình đẳng ở các phương thức.…
Tại Trung Quốc, Huawei vừa công bố dòng Mate 70 và Mate X6, hai mẫu…
Vẽ tranh trái cây bốn mùa đơn giản, dễ thương, đẹp cho lớp 4. Hướng…
Thời gian gần đây, cô Chang (36 tuổi ở Trung Quốc) thường xuyên cảm thấy…