Hội đồng Giáo sư nhà nước đã công bố danh sách 615/630 ứng viên đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024. Đạt 98% so với danh sách được Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đề xuất trước đó.
Có 15 ứng viên (của 10 ngành, liên ngành) không được Hội đồng Giáo sư nhà nước thông qua đều là ứng viên phó giáo sư. Trong đó, phần lớn các ứng viên này đều công tác tại các cơ sở giáo dục đại học, chỉ duy nhất 1 ứng viên hiện đang làm việc tại Bộ Y tế.
Bạn đang xem: 15 ứng viên phó giáo sư không đạt ở vòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước
Trong đó, ngành Kinh tế có số lượng ứng viên không đủ điều kiện nhiều nhất (4 người).
Xếp thứ hai là ngành Sinh học và liên ngành Chăn nuôi-Thú y-Thủy sản, mỗi ngành đều có 2 ứng viên không đủ điều kiện.
Các ngành/liên ngành có 1 ứng viên không đủ điều kiện gồm: Y học, Cơ khí-Động lực, Nông nghiệp-Lâm nghiệp, Công nghệ thông tin, Thủy lợi, Cơ học,Triết học-Xã hội học-Chính trị học.
Phiên họp lần thứ II của Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2024-2029, ngày 2-3/11/2024. Ảnh: HĐGSNN
Ngành Kinh tế
Tiến sĩ Bùi Nhất Vương (sinh năm 1990, quê ở thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi), là một trong những ứng viên phó giáo sư ngành Kinh tế trẻ nhất năm nay.
Hiện Tiến sĩ Bùi Nhất Vương là Phó Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, phụ trách bộ môn Quản trị nhân lực của Học viện hàng không Việt Nam. Thầy Vương cũng tham gia thỉnh giảng tại nhiều cơ sở giáo dục đại học khác như: Trường Đại học Tây Đô, Trường Đại học Kinh tế-Kỹ thuật Bình Dương, Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tài chính-Marketing.
Thầy Vương tốt nghiệp đại học ngành Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Sài Gòn vào năm 2013.
3 năm sau đó, thầy Vương nhận bằng thạc sĩ, chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Tài chính-Marketing (năm 2016).
Và 4 năm sau đó, thầy Vương nhận bằng tiến sĩ ngành Kinh doanh và Quản lý, chuyên ngành Quản trị/Quản lý tại Học viện Quản trị phát triển Quốc gia, Thái Lan (năm 2020).
Đến nay, Tiến sĩ Bùi Nhất Vương đã công bố 25 bài báo và báo cáo khoa học, trong đó có 14 bài báo quốc tế uy tín do thầy Vương là tác giả chính. Thầy Vương cũng đã hoàn thành 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở với vai trò chủ nhiệm đề tài.
Bên cạnh đó, giảng viên trẻ cũng tham gia vào quá trình viết sách phục vụ đào tạo (1 giáo trình sau đại học, đồng chủ biên), và hướng dẫn 03 học viên cao học và 1 nghiên cứu sinh.
Tiến sĩ Trương Thị Ngọc Thuyên (sinh năm 1976, quê ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi), ứng viên phó giáo sư ngành Kinh tế.
Hiện nữ ứng viên là Trưởng khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Đà Lạt.
Tiến sĩ Trương Thị Ngọc Thuyên là giảng viên được cử đi học thạc sĩ và tiến sĩ ở nước ngoài bằng học bổng ngân sách nhà nước (Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” – Đề án 322).
Theo đó, cô Ngọc Thuyên tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế, chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Đà Lạt vào năm 1998.
Năm 2006, cô Thuyên được cấp bằng thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Birmingham (Vương quốc Anh).
10 năm sau đó, cô Thuyên nhận bằng tiến sĩ ngành Quản lý tại Học viện kỹ thuật châu Á (Thái Lan).
Đến nay, Tiến sĩ Trương Thị Ngọc Thuyên đã công bố 21 bài báo khoa học, trong đó 06 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín; viết sách phục vụ đào tạo (gồm 3 giáo trình, 1 sách chuyên khảo); hướng dẫn 5 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ. Cô Ngọc Thuyên là chủ nhiệm 2 đề tài khoa học công nghệ cấp sở, chủ nhiệm 1 đề tài cấp bộ, tham gia 1 đề tài cấp quốc gia Nafosted và tham gia 3 đề tài cấp tỉnh (đều đã hoàn thành, nghiệm thu).
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hương Lan (sinh năm 1974, quê ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), ứng viên phó giáo sư ngành Kinh tế.
Cô Hương tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế Chính trị, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 1995.
Năm 2007, nữ ứng viên nhận bằng thạc sĩ ngành Kinh tế Chính trị, tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Và nhận bằng tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương vào năm 2016.
Hiện Tiến sĩ Nguyễn Thị Hương Lan đang là giảng viên Bộ môn Quản lý Kinh tế, Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hương Lan đã công bố 34 bài báo khoa học, trong đó có 4 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế (4 bài thuộc danh mục ISI/Scopus), 23 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước (có chỉ số ISSN), 03 bài nghiên cứu đăng trên kỷ yếu hội thảo quốc tế, 04 bài nghiên cứu đăng trên kỷ yếu hội thảo trong nước.
Ngoài ra, nữ ứng viên là thành viên của 02 nhóm xây dựng chương trình đào tạo: 01 chương trình đào tạo thạc sĩ, 01 chương trình đào tạo tiến sĩ; Đã xuất bản 1 sách chuyên khảo (chủ biên), thành viên 02 giáo trình và tác giả chính 01 chương sách của nhà xuất bản quốc tế uy tín.
Tiến sĩ Thái Vân Hà (sinh năm 1982, quê ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), ứng viên phó giáo sư ngành Kinh tế.
Cô Hà tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ May và thời trang, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, năm 2007.
Đến năm 2013, cô Hà nhận bằng thạc sĩ ngành Quản lý hành chính công tại Học viện Hành chính. Và nhận bằng tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, năm 2020.
Hiện Tiến sĩ Thái Vân Hà là giảng viên, kiêm Trợ lý Viện Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Tiến sĩ Thái Vân Hà đã công bố 48 bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế có phản biện, trong đó 17 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín và thuộc danh mục ISI/Scopus, có 04 bài là tác giả chính.
Bên cạnh đó, cô Hà cũng đã xuất bản 4 sách giáo trình, 4 sách chuyên khảo; tham gia 5 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở; hướng dẫn 10 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ.
Thành viên Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2024-2029. Ảnh: HĐGSNN
Ngành Sinh học
Tiến sĩ Lê Công Tuấn (sinh năm 1976, quê ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị), là ứng viên phó giáo sư ngành Sinh học.
Thầy Tuấn tốt nghiệp đại học ngành Nuôi trồng thủy sản tại Trường Đại học Nông lâm Huế, Đại học Huế năm 1998.
Năm 2004, thầy Tuấn nhận bằng thạc sĩ ngành Các khoa học động vật và nuôi trồng thủy sản, chuyên ngành Nuôi trồng và khai thác thủy sản tại Trường Đại học Wageningen, Hà Lan.
5 năm sau đó, vào năm 2009, thầy Tuấn nhận bằng tiến sĩ ngành Sinh học và sinh thái biển tại Trường Đại học Politecnica delle Marche Cộng hòa Ý.
Hiện Tiến sĩ Lê Công Tuấn là Phó Trưởng Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
Tiến sĩ Lê Công Tuấn đã công bố 44 bài báo khoa học, trong đó 16 bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế uy tín; có 4 sách đã xuất bản (3 chủ biên, 1 tác giả); hướng dẫn chính 4 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ. Bên cạnh đó, thầy Tuấn cũng đã tham gia chủ trì 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Huế và là thư ký 2 đề tài cấp bộ.
Tiến sĩ Trần Thanh Tùng (sinh năm 1971, quê ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội), ứng viên phó giáo sư ngành Sinh học.
Thầy Hùng tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm sinh học – Kỹ thuật nông nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, năm 1999.
Năm 2004, thầy Tùng nhận bằng thạc sĩ, ngành Động vật học tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Và năm 2010, thầy Tùng nhận bằng tiến sĩ ngành Động vật học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Hiện Tiến sĩ Trần Thanh Tùng đang là Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc. Bên cạnh đó, thầy Tùng cũng tham gia thỉnh giảng tại một số cơ sở giáo dục đại học khác: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Trường Đại học Hùng Vương.
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc đã công bố 41 bài báo khoa học, chủ trì và hoàn thành 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh. Bên cạnh đó, thầy Tùng cũng đã hướng dẫn 2 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ và xuất bản 5 sách là tài liệu tham khảo trong đào tạo đại học.
Liên ngành Chăn nuôi-Thú y-Thủy sản
Tiến sĩ Bùi Văn Lợi (sinh năm 1978, quê ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), ứng viên phó giáo sư ngành Nông nghiệp.
Tiến sĩ Bùi Văn Lợi bắt đầu công tác tại Đại học Huế từ năm 2002 đến nay, bắt đầu với vị trí giảng viên hợp đồng, giảng dạy tại Bộ môn Sư phạm Kỹ thuật Nông Lâm, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.
Hiện Tiến sĩ Bùi Văn Lợi là Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Đại học Huế.
Thầy Lợi tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm, chuyên ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông Lâm tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế vào năm 2001.
Năm 2008, thầy Lợi nhận bằng thạc sĩ ngành Nông nghiệp, chuyên ngành Chăn nuôi tại Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.
Và đến năm 2015, thầy Lợi tiếp tục nhận bằng tiến sĩ ngành Nông nghiệp, chuyên ngành Chăn nuôi cũng tại Đại học Huế.
Tiến sĩ Bùi Văn Lợi đã công bố 28 bài báo khoa học, hội thảo; trong đó 11 bài báo trên tạp chí quốc tế có uy tín; xuất bản 4 sách là tài liệu phục vụ đào tạo; hướng dẫn 4 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ; hoàn thành 6 đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở.
Tiến sĩ Đồng Văn Hiếu (sinh năm 1984, quê ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội), ứng viên phó giáo sư ngành Thú y.
Thầy Hiếu tốt nghiệp đại học ngành Thú y, chuyên ngành Thú y tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) năm 2007.
Đến năm 2015, thầy Hiếu nhận bằng thạc sĩ ngành Thú y, chuyên ngành Thú y tại Trường Đại học Khoa học và công nghệ Bình Đông, Đài loan.
5 năm sau đó, vào năm 2020, thầy Hiếu nhận bằng tiến sĩ ngành Thú y, chuyên ngành Thú y tại Trường Đại học Gifu, Nhật Bản.
Hiện Tiến sĩ Đồng Văn Hiếu là Chủ tịch công đoàn Khoa Thú y, Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trưởng Ban tuyên truyền Công đoàn Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tiến sĩ Đồng Văn Hiếu đã công bố 49 bài báo khoa học, trong đó có 23 bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế có uy tín; đã xuất bản 3 sách là tài liệu phục vụ đào tạo; hướng dẫn 2 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ; và tham gia 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.
Ngành Thủy lợi
Tiến sĩ Lê Minh Thoa (sinh năm 1972, quê ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình), ứng viên phó giáo sư ngành Thủy lợi.
Thầy Thoa tốt nghiệp đại học ngành Xây dựng Cảng – Đường thủy tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, năm 1999.
Năm 2014, thầy Thoa nhận bằng thạc sĩ, ngành Quản lý kinh tế tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Năm 2019, thầy Thoa nhận bằng tiến sĩ ngành Kinh tế học tại Học viện Khoa học xã hội.
Hiện Tiến sĩ Lê Minh Thoa là giảng viên tại Bộ môn Kinh tế xây dựng, Khoa Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Thủy lợi.
Tiến sĩ Lê Minh Thoa đã công bố 20 bài báo khoa học, trong đó 4 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín; hướng dẫn 3 học viên cao học bảo vệ thành công luận án thạc sĩ; và xuất bản 5 sách là tài liệu phục vụ đào tạo.
Ngành Y học
Xem thêm : Một nhà khoa bị nghi vấn “bán” địa chỉ nơi làm việc, các bên liên quan nói gì?
Tiến sĩ Phạm Văn Hùng (sinh năm 1973, quê ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội), ứng viên phó giáo sư ngành Y học.
Năm 1998, thầy Hùng tốt nghiệp đại học ngành Y học, chuyên ngành Bác sỹ đa khoa tại Trường Đại học Y Khoa Thái Nguyên.
Năm 2005, thầy Hùng nhận bằng thạc sĩ, ngành Y học, chuyên ngành Vi sinh Y học tại Trường Đại học Y Khoa Hà Nội.
6 năm sau đó, năm 2011, thầy Hùng nhận bằng tiến sĩ ngành Y học, chuyên ngành Y học tái tạo tiên tiến – Vi sinh học phân tử tại Đại học Y Khoa-Đại học Gifu, Nhật Bản.
Hiện Tiến sĩ Phạm Văn Hùng là Chủ tịch Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (Vabitotech), Bộ Y tế; Tổng biên tập Tạp chí Khoa học Kiểm định Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (JCVB), Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế, Bộ Y tế.
Ngoài ra, Tiến sĩ Phạm Văn Hùng cũng tham gia thỉnh giảng tại một số cơ sở giáo dục đại học: Trường Đại học Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Khoa Vinh, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, Trường Đại học Y Dược Thái Bình.
Tiến sĩ Phạm Văn Hùng đã công bố 60 bài báo khoa học, trong đó có 12 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế có uy tín; hướng dẫn 7 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ; xuất bản 5 sách là tài liệu phục vụ đào tạo.
Ngành Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Tiến sĩ Hồ Lê Phi Khanh (sinh năm 1983, quê ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế), ứng viên phó giáo sư ngành Nông nghiệp – Lâm nghiệp.
Tiến sĩ Hồ Lê Khanh tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế năm 2005.
Đến năm 2011, thầy Khanh nhận bằng thạc sĩ ngành Phát triển nông thôn, tại Trường Đại học Khoa học Nông nghiệp (Thụy Điển).
Năm 2019, thầy Khanh nhận bằng tiến sĩ ngành Nông nghiệp tại Đại học Tasmania, Australia.
Hiện Tiến sĩ Hồ Lê Phi Khanh là Phó giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế.
Tiến sĩ Hồ Lê Phi Khanh đã công bố 6 báo cáo trong kỷ yếu khoa học và 20 bài báo trên các tạp chí; xuất bản 4 sách (3 sách tham khảo và 1 sách hướng dẫn); hướng dẫn 2 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ và hoàn thành 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Huế, 1 đề tài cấp cơ sở.
Ngành Công nghệ thông tin
Tiến sĩ Trần Thị Lượng (sinh năm 1984, quê ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương), ứng viên phó giáo sư ngành Công nghệ thông tin.
Tiến sĩ Trần Thị Lượng tốt nghiệp đại học ngành Toán – Tin ứng dụng, chuyên ngành Toán – Tin ứng dụng tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Năm 2012, cô Lượng nhận bằng thạc sĩ ngành Kỹ thuật điện tử, truyền thông, chuyên ngành Kỹ thuật mật mã tại Học viện Kỹ thuật mật mã. Và cũng tại đây, năm 2019, cô Lượng nhận bằng tiến sĩ ngành Kỹ thuật điện tử, truyền thông, chuyên ngành Kỹ thuật mật mã.
Hiện Tiến sĩ Trần Thị Lượng đang là Phó chủ nhiệm khoa tại Khoa An toàn thông tin, Học viện Kỹ thuật mật mã.
Nữ ứng viên đã công bố 42 bài báo khoa học, trong đó 8 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín; hoàn thành 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và 1 đề tài cấp cơ sở; hướng dẫn 6 học viên cao học bảo vệ thành công luận án thạc sĩ.
Ngành Cơ khí-Động lực
Tiến sĩ Bùi Thanh Danh (sinh năm 1975, quê ở tỉnh Hưng Yên), là ứng viên phó giáo sư ngành Cơ khí – Động lực.
Quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy của Tiến sĩ Bùi Thanh Danh đều gắn liền với Trường Đại học Giao thông vận tải.
Theo đó, thầy Danh tốt nghiệp đại học ngành Cơ khí chuyên dùng, chuyên ngành Máy Xây dựng – Xếp dỡ, tại Trường Đại học Giao thông vận tải, năm 1999.
Cũng tại đây, đến năm 2007, thầy Danh nhận bằng thạc sĩ ngành Kỹ thuật cơ khí giao thông, chuyên ngành Máy Xây dựng – Xếp dỡ; và đến năm 2017, thầy Danh nhận bằng tiến sĩ ngành Kỹ thuật cơ khí động lực.
Thầy Danh bắt đầu công tác tại Trường Đại học Giao thông vận tải từ năm 2001, bắt đầu với vị trí giảng viên tại Bộ môn Máy Xây dựng – Xếp dỡ. Hiện thầy Danh là giảng viên chính, kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm đào tạo thực hành và chuyển giao công nghệ giao thông vận tải (thuộc Trường Đại học Giao thông vận tải).
Tiến sĩ Bùi Thanh Danh đã công bố 71 bài báo khoa học; xuất bản 2 sách tham khảo; hướng dẫn 2 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ; tham gia 3 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, chủ nhiệm 3 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.
Ngành Cơ học
Tiến sĩ Trần Quốc Quân (sinh năm 1990, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), là một trong những ứng viên phó giáo sư ngành Cơ học trẻ nhất năm nay.
Hiện Tiến sĩ Trần Quốc Quân là giảng viên Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Giảng viên trẻ tốt nghiệp đại học ngành Cơ học kỹ thuật tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013.
Cũng tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2018, thầy Quân nhận bằng tiến sĩ, ngành Cơ kỹ thuật.
Tiến sĩ Trần Quốc Quân đã công bố 45 bài báo khoa học, trong đó 36 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín; và hoàn thành 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội).
Minh Chi
https://giaoduc.net.vn/15-ung-vien-pho-giao-su-khong-dat-o-vong-hoi-dong-giao-su-nha-nuoc-post246776.gd
Nguồn: https://dut.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục
This post was last modified on 06/11/2024 10:21
Anime là một thế giới đặc biệt với nhiều cốt truyện hấp dẫn. Các nhân…
Trà sữa là thức uống được giới trẻ ưa chuộng hiện nay. Kể từ khi…
Vẽ tranh với những hình vuông và tô màu dễ thương tuy đơn giản nhưng…
Vòng hoa chia buồn được chuẩn bị kỹ lưỡng để thể hiện sự thành kính…
Chào buổi sáng ấm áp và tràn đầy năng lượng! Hãy để ánh nắng buổi…